Thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazole Delayed – Release Capsules USP hộp 100 viên
Omeprazole Delayed – Release Capsules USP là thuốc gì?
Omeprazole Delayed – Release Capsules USP có thành phần chính là Omeprazole, là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với khả năng ức chế tiết acid dạ dày, chúng có tác dụng cải thiện, điều trị bệnh lý về dạ dày và thực quản như loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản,…
Thành phần chính
Mỗi viên nang chứa:
Bạn đang xem: Thuốc trị viêm loét dạ dày Omeprazole Delayed – Release Capsules USP hộp 100 viên
Hoạt chất: Omeprazole USP 20 mg.
Các tá dược: bao gồm 7.6 – 43.0 mg đường sucrose và 0.76 mg natri và một số tá dược khác.
Dạng dược phẩm?
Viên nang cứng, dưới dạng hạt bao tan trong ruột, kháng acid dạ dày.
Omeprazole được dùng để điều trị các bệnh nào?
Omeprazole được dùng để điều trị các rối loạn và bệnh chứng sau:
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD). Đây là bệnh xảy ra do acid từ dạ dày thoát ra đường tiêu hóa qua ống nối thực quản với dạ dày của bạn gây đau, viêm và trào ngược acid, ợ nóng ợ chua.
- Loét dạ dày hoặc loét tá tràng (phần trên của ruột).
- Loét do sử dụng nhóm thuốc NSAIDs (là một loại thuốc non-steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau). Omeprazole cũng được sử dụng để phòng ngừa loét dạ dày khi sử dụng NSAIDs.
- Acid trong dạ dày tăng quá mức gây ra do sự phát triển của tuyến tụy (Hội chứng Zollinger-Ellison).
- Vết loét do bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Bác sĩ thường kê đơn kèm theo kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và cho phép vết loét lành lại.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần uống bao nhiêu viên và trong thời gian bao lâu, tùy vào tình trạng của bạn và bạn bao nhiêu tuổi.
Liều dùng:
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Bác sĩ khuyến cáo dùng liều 20 mg một lần mỗi ngày, kéo dài trong khoảng 4 – 8 tuần. Nếu sau đó vẫn chưa lành hẳn thì bác sĩ có thể chỉ định thêm 40 mg mỗi ngày nữa trong vòng 8 tuần.
- Điều trị loét tá tràng – dạ dày tiến triển: Mỗi ngày uống 20 mg, sử dụng một lần mỗi ngày, kéo dài trong 2 – 4 tuần. Bác sĩ có thể chỉ định thêm tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Nếu xảy ra tình trạng loét tá tràng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng tốt, có thể dùng liều 40 mg mỗi ngày, uống trong 4 – 8 tuần.
- Điều trị tình trạng loét thực quản nghiêm trọng: khuyến cáo mỗi ngày 20 – 40mg, sử dụng trong 4 – 8 tuần.
- Để ngăn ngừa loét dạ dày tái phát, sử dụng liều 10 – 20 mg mỗi ngày một lần.
- Để điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Bác sĩ khuyến cáo liều 60 mg mỗi ngày. Thời gian kê đơn phù thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
- Để điều trị loét do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và ngăn chúng tái phát: liều khuyến cáo là Omeprazole 20 mg dùng hai lần một ngày trong một tuần. Các loại thuốc kháng sinh khác như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole cũng thường được sử dụng tùy vào tình trạng bệnh nhân, tùy vào hướng dẫn điều trị và mô hình kháng thuốc của mỗi quốc gia.
- Omeprazole 20 mg + Clarithromycin 500 mg + Amoxicillin 1.000 mg, dùng hai lần mỗi ngày trong một tuần.
- Hoặc Omeprazole 20 mg + Clarithromycin 250 mg (hoặc 500 mg) + Metronidazole 400 mg (hoặc Tinidazole 500 mg), dùng hai lần mỗi ngày, kéo dài trong một tuần.
Khi dùng thuốc Omeprazole bạn cần:
- Tuân thủ theo chỉ định của dược sĩ và bác sĩ.
- Bạn nên sử dụng vào buổi sáng.
- Bạn có thể uống cùng với thức ăn hoặc khi bụng đói.
- Uống cùng với khoảng nửa ly nước, cần chú ý không nhai, nghiền, bẻ viên. Điều này là do các viên nang có chứa các viên bao có tác dụng chống acid dạ dày và tan ở ruột nên không làm hư hỏng viên là từ khóa quan trọng.
Điều chỉnh liều:
Đối với từng đối tượng cụ thể và từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hợp lý.
– Không cần chỉnh liều đối với người cao tuổi và bệnh nhân suy gan suy thận.
– Không khuyến cáo chỉ định cho trẻ em. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cho trẻ em, cần điều chỉnh liều theo cân nặng và thể trạng của bé.
Những lưu ý khi sử dụng Omeprazole (cảnh báo và thận trọng)
- Dùng thuốc Omeprazol lâu ngày có thể khiến bạn tăng các khối u dạ dày (gọi là polyp tuyến cơ). Nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ này.
- Dùng Omeprazol trên 3 năm có thể khiến bạn thiếu vitamin B6. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để quản lý trình trạng này.
Tác dụng phụ của thuốc
Các tác dụng phụ thường gặp nhất với Omeprazole là:
- Nhức đầu, chóng mặt, choáng váng.
- Ảnh hưởng đến dạ dày hoặc ruột của bạn như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,khó tiêu,…
- Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
Xem thêm : Dãn hay giãn đúng chính tả? Co dãn hay Co giãn, Thư dãn hay Thư giãn mới đúng?
Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ thoáng qua, bạn không cần phải giảm liều.
Bạn nên ngưng thuốc và nhanh chóng báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu gặp các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng sau đây:
- Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các triệu chứng điển hình như thở khò khè, phát ban, sưng môi, xuất huyết dưới da,…
- Co giật, nhịp tim không đều, co rút cơ.
- Da vàng, mệt mỏi và xuống sức nhanh, nước tiểu sẫm màu (có thể là vấn đề về gan).
- Các vấn đề về máu như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Sử dụng Omeprazole với phụ nữ có thai và cho con bú
- Trước khi dùng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bác sĩ sẽ cân nhắc nguy cơ và quyết định bạn có nên sử dụng Omeprazole trong thời kỳ này hay không. Chỉ dùng Omeprazole trong thai kỳ khi lợi ích của mẹ vượt hẳn nguy cơ cho thai.
- Omeprazole có thể bài tiết qua sữa mẹ, tuy nhiên không ảnh hưởng đến trẻ ở liều điều trị.
- Omeprazole tương tác với các thuốc nào?
- Vì Omeprazole làm giảm tiết acid dạ dày nên nó có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của các chất có độ hấp thu phụ thuộc vào pH. Không khuyến cáo sử dụng Omeprazole cùng với ketoconazole, ampicillin, các aster và các muối sắt. Chống chỉ định tuyệt đối với Nelfinavir.
- Omeprazole tương tác qua hệ enzym cytochrom P450, làm ức chế sự chuyển hóa của một số thuốc khác như Diazepam, Warfirin và Phenyltotin. Vì vậy bạn cần nói với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể kê đơn hợp lý, tránh những tương tác bất lợi xảy ra.
Cần làm gì khi quên uống 1 liều?
Khi bạn quên một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên trước đó.
Tình trạng quá liều Omeprazole
Omeprazole được dung nạp tốt ở liều 360mg mỗi ngày. Có rất ít thông tin về tình trạng quá liều Omeprazole ở người lớn.
Omeprazole gắn tốt với protein huyết tương, tốc độ thải trừ không thay đổi khi tăng liều (động học bậc một), vì vậy khó có thể thẩm tách được.
Khi quá liều thường xảy ra các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,… Tuy nhiên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến người sử dụng. Bạn cần liên hệ với bác sĩ của bạn. Trong trường hợp cần thiết, cần điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Tính chất dược lÍ
Omeprazole là một hỗn hợp racemic của hai chất đối quang có tác dụng ức chế một cách có hiệu quả sự tiết acid của dạ dày ngay cả mức cơ bản hoặc khi bị kích thích. Nó có tác dụng phong bế không hồi phục bơm proton của tế bào viền.
Dược động học
- Hấp thu: Quá trình hấp thu Omeprazole ở ruột non xảy ra rất nhanh và đạt đỉnh nồng độ trong huyết tương khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sinh khả dụng đường uống khoảng 40 – 60%.
- Phân bố: Omeprazole liên kết với khoảng 97% huyết tương. Thể tích phân bố ở những người khỏe mạnh là 0,3 L/kg thể trọng.
- Chuyển hóa: Thuốc bị chuyển hóa qua gan thông qua hệ enzym cytochrom P450, tạo thành 3 chất chuyển hóa là trong huyết tương là các dẫn xuất sulfide, sulfon và hydroxyl Omeprazole. Các chất chuyển hóa không còn tác dụng hoặc rất ít tác dụng chống tiết.
- Thải trừ: Thời gian bán thải của Omeprazole rất ngắn, thường bé hơn 1 giờ. Thuốc được đào thải hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa mất hoạt tính. Ngoài ra Omeprazole cũng được đào thải một phần qua phân.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất
Nhà sản xuất
Brawn Laboratories (Ấn Độ)
Xem thêm : Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
Nước sản xuất
Ấn Độ
Nước nhập khẩu:
Việt Nam
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ xé, mỗi vỉ có chứa 10 viên nang Omeprazole bao tan trong ruột.
Điều kiện bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Vỉ cần được bảo quản trong bao bì gốc để tránh ẩm.
Các lưu ý:
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Mua thuốc trị loét dạ dày Omeprazole Delayed – Release Capsules USP ở đâu để có được hàng uy tín, chất lượng và chính hãng?
Hiện nay thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng Omeprazole Delayed – Release Capsules USP được bán rộng rãi trên thị trường. Một trong những nơi uy tín hàng đầu được khách hàng lựa chọn là Hệ thống Nhà Thuốc VIVITA.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu