Tra Cứu

Osu – Ý nghĩa và cách sử dụng

Cả lớp cúi chào Sensei, âm thanh Osu quen thuộc tràn ngập không gian. Nhưng bao nhiêu người trong số họ thực sự biết điều này có ý nghĩa gì, hay đơn giản là họ chỉ lặp lại nó 1 cách máy móc, cơ học, bỏ qua bản chất thực của nó. Và bản thân chúng ta thì sao ? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng những từ đó có ý nghĩa gì ?

Có lẽ tất cả những người được đào tạo trong 1 võ đường Karatedo đều biết hay nghe nói đó là biểu hiện với mục đích của 1 lời chào, hay lời cảm ơn!

Nhưng Osu có thực sự đơn giản như vậy? Nó có 1 ý nghĩa nào đó gắn liền với nó, dưới hình thức các quy tắc sử dụng và cách phát âm phù hợp và quan trọng nhất là thể hiện đúng bản chất của nó. Tôi có cảm giác rằng hầu hết mọi người sử dụng từ này ngày nay, không phát âm nó 1 cách chính xác và cũng không sử dụng nó 1 cách thích hợp, quan trọng nhất là họ có thể đã bỏ qua ý nghĩa và bản chất sâu xa hơn của nó Về nguồn gốc của “Osu” có 2 lý thuyết được đưa ra Đầu tiên là của Tiến sĩ Osamu Mizutani, 1 giáo sư ngôn ngữ học tại đại học Nagoya, và công việc của ông tại Nhật Bản là nghiên cứu về sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật trong đời sống thường nhật. Ông đã kết luận rằng “Osu” là 1 hình thức chính thức hơn của “Ohayo Gozaimasu”, câu “ chào buổi sang” rất lịch sử được sử dụng ở Nhật Bản. Mizutani cho rằng “Osu” là biểu hiện đơn giản được sử dụng giữa những người đàn ông này với những người đàn ông khác với ý nghĩa tương tự như “ Chào anh” trong tiếng Anh. Cụ thể hơn, Ohayo là 1 hình thức quen thuộc và thân mật, sử dụng 1 cách bình thường giữa bạn bè và hàng xóm. Ohayossu hay Ohayoosu là 1 biểu hiện nam tính, thể thao hơn. Bạn có thể nghe từ 1 người hàng xóm bạn không quen biết, khi bạn chào anh ta khi anh ta chạy bộ ngang qua bạn. Ossu hay Osu là 1 biểu hiện thô và nam tính, được sử dụng bởi những người trẻ tuổi hoăc những người tham gia vào các hoạt động thể thao cùng nhau. Nó nhắm tới những người cùng tập luyện, không phải huấn luyện viên, hướng dẫn viên hoặc người lớn tuổi. Chú ý rằng, biểu hiện này tránh dùng bởi phụ nữ, trừ khi văn hóa này trong thể thao được bình đẳng và phụ nữ có thể sử dụng thường xuyên. Tác giả lưu ý rằng: ngôn ngữ sử dụng bởi nam và nữ trong tiếng Nhật có sự khác biệt rõ ràng hơn là trong tiếng Anh, và rất không phù hợp nếu nam và nữ sử dụng ngôn ngữ của nhau

Lý thuyết khác về nguồn gốc của “Osu” được lấy từ những chữ Hán “Kanji” dùng để viết từ này trong tiếng Nhật. Chữ Hán đầu tiên trong “Osu” là 1 động từ trong tiếng Nhật có nghĩa là “đẩy”. Nó tượng trưng cho tinh thần chiến đấu, tầm quan trọng của nỗ lực và sự cần thiết để vượt qua những trở ngại, đẩy chúng sang 1 bên với thái độ tích cực, ổn định. Chữ Hán thứ 2 của “Osu” là động từ tiếng Nhật ( Shinobu) có nghĩa là “chịu đựng” hay “ẩn giấu”. Nó đề cập đến khái niệm của sự đau đớn, thể hiện ý tưởng của lòng can đảm, tinh thần của sự kiên trì và không bỏ cuộc. “Osu” trong lịch sử, xuất hiện đầu tiên giữa các sĩ quan của Học viện Hải quân đế quốc Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ 20 và trở nên phổ biến trong giới Karate. Điều này nhấn mạnh bản chất nam tính, thô của từ. Hãy nhớ rằng Shotokan cũng như các hệ phái khác của Karate, được phát triển trong giai đoạn mà quân sự ngày càng tăng lên trong lịch sử Nhật Bản và được thực hiện chủ yếu ở các trường đại học. Onegaishimasu là 1 từ khác có thể biểu hiện ý nghĩa của “Osu”. “Onegaishimasu” là 1 cụm từ thể hiện sự lịch sự, có ý nghĩa “ xin vui long” hoặc đôi khi là “xin lỗi”. Trong nhiều trường hợp ở Nhật, có thể sử dụng nó thay cho “Osu”. Điều tiếp theo chúng ta cần biết về “Osu”: hãy tự hỏi bản thân rằng bạn đã phát âm nó đúng cách chưa. Hãy lắng nghe những người xung quanh và có thể bạn sẽ thấy 3 cách phát âm: OOSSU, OSSU hay OHSU. Mặc dù không có sự thay đổi trong ý nghĩa giữa những cách phát âm khác nhau, tuy nhiên dường như chỉ có 1 cách phát âm là đúng. OOSSSS là cách mà hầu hết người phương Tây nói, nhưng tôi cho rằng 1 trong những cách phát âm chính xác nhất có lẽ là “OHSS”. Xin lưu ý rằng trong tiếng Nhật, các chữ U cuối là âm câm và không cần thiết phải phát âm. Người Nhật thực sự vẫn luôn phát âm nó nhưng với chỉ ¼ nhịp, rất nhẹ. Nó phụ thuộc vào giọng của người nói và các quy tắc phát âm trong tiếng Nhật.

Như 1 biểu hiện thô, nam tính (bằng tiếng Nhật), “Osu” nên được sử dụng 1 cách cẩn thận, đặc biệt là khi dùng với người Nhật. Khi sử dụng nó, nên dùng các tình huống thích hợp để tránh tình trạng lạm dụng nó quá nhiều. Việc sử dụng “Osu” được dùng bởi hầu hết các câu lạc bộ Karate và nó đã trở thành 1 nét văn hóa của môn võ Karate Nhật Bản. “Osu” được sử dụng chủ yếu như 1 lời chào đối với người khác, không dùng khi chào 1 căn phòng trống. Không nói nó ra trước khi bạn thực hiện 1 bài Kata và không hét nó lên trước mặt ban giám khảo trong 1 giải đấu. Bạn có thể sử dụng nó với ý nghĩa “ tôi đã hiểu” hoặc “ hãy làm thôi”, và nó không phải là 1 câu hỏi. “Osu” là 1 từ thô, nam tính, được sử dụng trong các hoạt động thể thao, không chỉ những môn võ thuật và được sử dụng chủ yếu giữa những người đàn ông, thiếu niên nam với nhau, nói chung không dùng cho phụ nữ trừ khi thuộc trường hợp ngoại lệ đã được nói trước đó. Những người phụ nữ sử dụng từ này rất ít, bao gồm cả những nữ võ sĩ Karate. Điều quan trọng là người Nhật luôn sử dụng cách nói lịch sự, do đó khi “Osu” được sử dụng giữa những người tại võ đường, nó chỉ ra rằng những người đó là bạn, là đồng môn. Có rất nhiều trường hợp bạn không nên sử dụng “Osu”. Có 1 số quy luật đơn giản. “Osu” thực sử không có nghĩa là “ vâng” hay “tôi đã hiểu” mặc dù nó vẫn thường được sử dụng với ý nghĩa này. “Hai” hay “Onegaishimazu” thích hợp hơn cho ý nghĩa trên. Bạn không nên dùng “Osu” đối với phụ nữ,vì họ không giống như đàn ông, họ phải được đối xử 1 cách lịch sự nhất định. Và cũng không dùng nó với người lạ. “Osu” là biểu hiện của 1 nhóm tập thể, nên nó phù hợp để sử dụng với nhóm bạn, nhưng không thích hợp để sử dụng với những người lạ vì lí do lịch sự. “Osu” là 1 biểu hiện độc đáo. Sử dụng nó 1 cách không thích hợp tuy không phải tội ác, nhưng nó nên được sử dụng với sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa và bản chất của nó. “Osu” rất quan trọng trong việc xây dựng “Esprit de Corps”. “Esprit de Corps” là cảm giác bạn nhận được khi bạn biết rằng bạn là 1 phần của tập thể. Trong 1 tập thể tốt, bạn tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, bạn biết tất cả mọi người sẽ hy sinh cho người khác nếu đó là cần thiết, do đó bạn sẽ làm việc hết mình, hiệu quả cùng nhau. Nó là “Chén Thánh” trong đội thể thao và quân đội. Nếu 1 người lãnh đạo nhóm có thể xây dựng tinh thần đồng đội trong đội ngũ của mình, họ sẽ không bao giờ thất bại và cơ hội thành công được cải thiện đáng kể. “Osu” đã trở nên phổ biến trong cộng đồng Karate. Nó được sử dụng bởi hầu hết những người tập luyện để cảm nhận được tinh thần đồng đội, sự nam tính, quyết đoán và nhiệt tình Vì vậy, lần sau khi bạn nói “Osu” hãy nói 1 cách thích hợp và trưởng thành hơn….

Osu

Nguồn: Huynh Binh

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button