Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 có đáp án
Tổng hợp các Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 (có đáp án) hay nhất bám sát nội dung chương trình Tiếng việt 4 giúp các con ôn bài tốt hơn.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 26 Số 1
Câu 1. Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Từ xa nhìn …ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng …ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn …ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …õn là hàng ngàn ánh …ến trong xanh. Tất cả đều …óng …ánh …ung …inh trong …ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …ũ …ũ bay đi bay về, lượn …ên …ượn xuống.
Câu 2. Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hoặc inh:
– Lung …………..
– Thầm ……….
– Giữ …………….
– Lặng ……….
– Bình …………..
– Học………….
– Nhường ………..
– Gia………….
– Rung …………….
– Thông……….
Câu 3. Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật).
Câu |
Dùng để giới thiệu |
Dùng để nêu nhận định |
x Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. □ Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. □ Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. □ Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882 □ Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông. |
X … |
… |
□ Ông Năm là dân ngụ cư của làng này □ Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng. |
… |
… |
□ Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. □ Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. |
… |
… |
Câu 4. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
Câu 5. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?.
Đáp án:
Câu 1.
Điền vào chỗ trống l hoặc n
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Câu 2.
Điền vào chỗ trống tiếng có vần in hoặc inh
– Lung linh
– Thầm kín
– Giữ gìn
– Lặng thinh
– Bình minh
– Học sinh
– Nhường nhịn
– Gia đình
– Rung rinh
– Thông minh
Câu 3. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?. Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).
Câu |
Dùng để giới thiệu |
Dùng để nêu nhận định |
x Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. x Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. x Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. □ Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành nâm 1873 và 1882 □ Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đưòng phố đẹp mang tên hai ông. |
X X |
X |
x Ông Năm là dân ngụ cư của làng này □ Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng. |
X |
|
□ Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. x Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. |
X |
Câu 4. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu Ai là gì? em vừa tìm được.
a) (CN) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. (VN)
(CN) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nộ. (VN)
b) (CN) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (VN)
c) (CN) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. (VN)
Câu 5. Có lần, em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Hà từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
Khi chúng tôi đến, Hà đang nằm trong phòng. Ba mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bác. Thay mặt nhóm bạn, tôi nói với hai bác:
Thưa hai bác, hôm nay nghe tin Hà bị ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu xin giới thiệu với hai bác: Đây là bạn Dũng. Bạn Dũng là lớp trưởng lớp cháu. Bạn Dũng học giỏi lắm đấy ạ! Còn đây là bạn Dung – chim sơn ca của lớp cháu. Còn cháu là Lê, cháu ngồi cùng bàn và là bạn thân của Hà ạ.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 26 Số 2
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm):
(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)
II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)
A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.
Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)
A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà .
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)
A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
Câu 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 đ)
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ)
A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ)
B. Kiểm tra Viết
Câu 1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)
Câu 2 . Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)
Đáp án:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (3 điểm):
HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
B |
1 |
2 |
C |
1 |
3 |
C |
1 |
4 |
A |
1 |
5 |
A |
1 |
6 |
B |
1 |
Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (2,0 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.
II. Tập làm văn: (8,0 điểm)
Trước đình làng tôi có một cây đa cổ thụ. Chẳng ai rõ nó mọc lên từ bao giờ, chỉ biết rằng loài cây này đã cùng dân làng hiên ngang trải qua mấy đợt mưa bom bão đạn rồi xanh um tới ngày hôm nay.
Nhìn từ xa, cây đa cao lớn như một vệ sĩ dũng mãnh, oai vệ đang canh giữ khu làng. Một điều khiến chúng tôi thích thú là đôi chân sần sùi, nâu đen của nó. Đôi chân ấy là những chiếc rễ lớn, cuồn cuộn nổi lên mặt đất, mọc chìa ra xung quanh rồi cắm sâu xuống lòng đất. Chắc hẳn, nhờ đôi chân này mà chẳng đạn bom hay mưa gió nào có thể quật ngã được. Từ đôi chân chắc khỏe của mình, thân đa vươn thẳng lên trời. Thân cây to tròn, làm trụ đỡ vững chắc cho muôn cành đa lớn nhỏ mọc chìa ra tứ phía. Cây đa đứng cạnh một chiếc hồ lớn, có những cành mọc chìa ra phía lòng hồ che mát cho đàn cá dưới nước. Những ngày mây mù, tầng lá đa ẩn hiện như chạm tới vòm trời. Khi nắng lên, cây đa hiện ra với vẻ xanh um, tươi tốt. Những lá đa tròn bầu, thuôn về phía trước. Mặt lá hơi thô ráp với những đường gân nổi lên theo hình xương cá. Nhờ cấu tạo đặc biệt này, chúng tôi thường biến lá đa thành những chú trâu ngộ nghĩnh. Chúng tôi còn hay nghịch những trái đa tròn, to hơn viên bi một chút. Trái đa kết thành từng chùm. Khi chín vàng, quả đa rơi đầy khắp mặt đất. Đàn chim líu lo sà xuống, dùng chiếc mỏ nhỏ của mình để nhặt nhạnh. Dường như với những chú chim, trái đa chín vàng là món ăn vô cùng hấp dẫn.
Ai ai trong chúng tôi cũng dành tình cảm đặc biệt cho cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa giống như một người già làng đã đồng hành cùng con người nơi đây vậy. Hi vọng cây luôn xanh tốt để tỏa rợp bóng mát cho chúng tôi.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 26 Số 3
I – Bài tập về đọc hiểu
Thanh gươm báu
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở bến vắng. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc có cá to. Nhưng chỉ là một thanh sắt! Chàng vứt xuống nước rồi đi thả lưới ở chỗ khác. Lần này cất lưới, Thận cũng thấy nặng tay. Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới! Thận bực quá, lại ném xuống sông, đi đến một khúc sông khác xa hơn. Lần thứ ba, kéo lưới lại thấy thanh sắt ấy! Đưa mồi lửa lại gần xem thì ra là một lưỡi gươm.
Về sau, anh chàng kéo lưới ấy gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ soái Lê Lợi đến chơi nhà Thuận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm ấy tự nhiên phát sáng. Lê Lợi cầm thanh săt lên xem, nhận ra hai chữ Thuận Thiên có nghĩa là thuận theo lòng trời, khắc chìm. Nhưng cũng chưa biết là vật báu.Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy trốn vào một khu rừng. Bỗng thấy ánh sáng le lói trên cây đa, trèo lên xem, thì ra đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận, Lê Lợi lấy chiếc chuôi gươm giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại Thận và tất cả nghĩa quân. Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in. Mọi người hết sức phấn chấn. Thận nâng thanh gươm lên ngang đầu, nói:
– Đó là thần có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện dâng thanh gươm thần này, cùng nhau báo đền nợ nước.
(Theo Nguyễn Anh)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chuyện gì xảy ra khi anh Thận kéo lưới 3 lần ở ba khúc sông khác nhau?
a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt
b- Chỉ được thanh sắt to nặng
c- Không được một con cá nào
2. Lê Lợi phát hiện ra thanh sắt của Thận có điểm gì đặc biệt?
a- Phát ra ánh sáng, lấp lánh như viên ngọc
b- Rất to và nặng, phải cầm lên bằng cả hai tay
c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên
3. Chuyện gì xảy ra khi Lê Lợi chạy vào rừng trốn giặc?
a- Được một người dân cứu thoát
b- Được cành cây đa che chở, ngụy trang
c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa
4.. Chi tiết “Lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa như in” có ý nghĩa gì?
a- Lưỡi gươm và chuôi gươm bị rời ra từ một chiếc gươm làm từ trước
b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước
c- Lê Lợi và anh Thận cùng chung một ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền vào chỗ trống
a) l hoặc n
Cây….a ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của….á…on. Hoa….ẫn trong….á cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng. Cây…a mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không…ớn, cành chẳng um tùm …ắm, nhưng toàn thân…ó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.
(Theo Phạm Đức)
b) in hoặc inh
Đã đến mùa ổi ch… Từ lúc b…m…., khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu x….x…. có bộ lông m… mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên m….chiếc áo nâu đua nhau v…cành, riả quả. Hương ổi ch….ngọt lựng, nồng nàn phủ k….cả khu vườn.
Câu 2. a) Gạch dưới những câu không thuộc kiểu câu Ai là là? và chuyển chúng thành câu kiểu Ai là gì? (ghi vào chỗ trống ở dưới):
(1) Đà Lạt có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng
(2) Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát nổi tiếng của nước ta
(3) Đà Lạt được nhiều người xem là thành phố mộng mơ
b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu:
(1) Cô gái / đang múa trên sân khấu kia là chị của bạn Linh
(2) Cô gái đang múa / trên sân khấu kia là chị của bạn Linh
(3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh
c) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một loài cây mà em biết, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu kể Ai là gì?
Gợi ý: Cây đó có tên gọi là gì? Đó là loài cây ăn quả hay cây lấy gỗ, cây lương thực…? Cây đó có đặc điểm gì nổi bật (hoặc có tác dụng gì đối với con người)?..
Câu 3. Chép các thành ngữ sau vào 2 dòng (a, b): gan vàng dạ sắt, run như cầy sấy, vào sinh ra tử, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao, gan lì tướng quân
a) Nói về lòng can đảm, vững vàng:……………………………..
b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi:…………………………………
Câu 4. Viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây bóng mát, cây ăn quả..) mà em thích
Gợi ý: Em có thể viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cây bằng cách nêu lợi ích của cây, sự gắn bó, tình cảm, sự chăm sóc của mình đối với cây
Đáp án:
I – Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. a- Chỉ được một lưỡi gươm sắt
2. c- Phát ra ánh sáng, khắc chìm hai chữ Thuận Thiên
3. c- Được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa
4. b- Ý trời muốn trao gươm báu cho Lê Lơi làm việc lớn, cứu dân cứu nước
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền như sau:
a) Cây na ra hoa, thứ hoa đặt biệt mang màu xanh của lá non Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng. Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ra thấp thoáng mơ hồ.
b) Đã đến mùa ổi chín Từ lúc bình minh, khắp vườn đã ríu rít tiếng chim. Những chú chim sâu xinh xinh có bộ lông mịn mượt thoăn thoắt chuyên cành. Mấy cô chào mào khoác trên mình chiếc áo nâu đua nhau vin cành, riả quả. Hương ổi chín ngọt lựng, nồng nàn phủ kín cả khu vườn.
Câu 2.
a. Gạch chân vào những kiểu câu Ai là gì sau?
(1) Đà Lạt là thành phố có những vườn hoa và đồi thông rất thơ mộng
(3) Đà Lạt là nơi được nhiều người xem là thành phố mộng mơ
b) Gạch dưới câu đã được phân cách đúng bộ phận chủ ngữ vị ngữ của câu như sau:
(3) Cô gái đang múa trên sân khấu kia / là chị của bạn Linh
c. VD:
Loài cây em được biết đó chính là cây sầu riêng. Sầu riêng có gai nhọn như mít. Bên trong đó là những múi quả vàng rộm. Ai mới ăn lần đầu có thể chưa quen nhưng dần dà thấy vị thơm bùi làm cho ta nhớ mãi. Chẳng trách có nhiều người rất thích ăn sầu riêng
Câu 3.
a) Nói về lòng can đảm, vững vàng: gan vàng dạ sắt: vào sinh ra tử, gan lì tướng quân
b) Nói về sự nhút nhát, sợ hãi: run như cầy sấy, nhát như thỏ đế, lạy như tế sao
Câu 4:
Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng – loài hoa học trò thân thương.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 26 Số 4
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Trống đồng Đông Sơn
(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 – trang 17)
2. Sầu riêng
(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 – trang 34)
3. Hoa học trò
(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 – trang 43)
4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 – trang 48)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
1/ – Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.
2/ – Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.
– Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.
3/ – Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.
– Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.
4/ – Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.
– Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm
5/ – Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm
– Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.
II. Đọc thầm
Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận – vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió – là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
Theo Tạp chí Du lịch
Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:
Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
Ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Duyên hải quanh năm nắng gió.
Ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.
Ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ
Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
– Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.
– Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
– Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
A | B |
Biển Ninh Chữ | Cánh đồng cừu rộng lớn đến hàng ngàn con |
Đồng cừu An Hòa | Tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài |
Vườn nho Ba Mọi | Có tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam |
Ninh Thuận | Điểm du lịch sinh thái luôn mở cửa đón du khách |
Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.
Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:
….. tính từ. Đó là từ: ………………………
Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)
– Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
– Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
– Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.
Em hãy tìm và ghi lại:
– Từ láy là động từ: …………………………
– Từ láy là tính từ: …………………………..
Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp.
Người dân Ninh Thuận trồng nho, nuôi cừu | Ai làm gì? |
Cà Ná, Đầm Vua là khu vực làm muối nổi tiếng | Ai thế nào? |
Gió mát thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu | Ai là gì? |
Vườn nho Ba Mọi là điểm du lịch sinh thái |
Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – đọc) Thời gian: 15 phút
Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)
Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”
II. Tập làm văn Thời gian: 40 phút
Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.
Đáp án:
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thầm (5 điểm) Mỗi câu đúng: 0,5 điểm.
Câu 1. duyên hải quanh năm nắng gió.
Câu 2. Đ; S; Đ
Câu 3. Sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Câu 4.
Câu 5. Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ.(0,5 điểm)
Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.
Câu 6. 2 tính từ là mênh mông, giống (Tự điển Việt Nam)
Câu 7. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
Câu 8. Trả lời: Các từ láy là: động từ: rong ruổi Tính từ: mát mẻ
Câu 9.
Câu 10. Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè.
Đôi mắt bạn Lan to và sáng.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đầu xuân, những cơn gió rét buốt thưa dần. Vòm trời cao hơn, rọi muôn tia nắng mới xuống trần gian như đem tới hơi ấm diệu kì, đánh thức những nụ đào e ấp. Những nụ đào tỉnh giấc, bung xòe muôn bông hoa hồng phai rực rỡ. Cây đào trước sân nhà tôi vì thế mà được thay áo mới, một chiếc áo đẹp lạ kì.
Trong chiếc sứ màu đỏ gạch có khắc dòng chữ uốn lượn “Chúc mừng năm mới”, cây đào nhà tôi mọc cong cong rồi vươn thẳng tạo thành hình một đuốc hoa rực rỡ. Thân đào to bằng bắp tay người lớn, uốn cong theo từng đường, lại khoác lớp vỏ nâu đen xù xì giống y như một chú rắn với tư thế bay lên. Nhưng chú rắn đặc biệt này chẳng trơn bóng láng mịn, chú ta có nhiều đôi cánh. Đó chính là vô vàn những cành lớn nhỏ của đào. Cành đào mọc quanh từ gốc tới ngọn, cành dưới gốc mập mạp hơn, cành trên ngọn gầy guộc hơn. Những bác trồng đào đã khéo léo uốn cho các cành cùng một dáng, hướng lên trên như đón nắng mới, hứng lộc xanh của đất trời.
Đào mùa này rất ít lá. Những lá đào xanh nhạt, nhỏ xíu như lá mơ. Sắc màu bao phủ cây đào chính là vẻ hồng phai tươi tắn của nó. Năm cánh đào nhỏ, mọc chụm lại giữa nhụy hoa vàng tạo nên những bông đào xinh xinh y như muôn ngôi sao lấp lánh. Dưới nắng xuân, cánh đào càng mịn màng, rực rỡ. Đào nở vào mùa xuân, chọn thời khắc đẹp nhất trong năm để đua nở, phải chăng đào đã lén gói ghém sắc hồng của đôi môi, đôi má người thiếu nữ vào cánh hoa của mình? Nhiều nụ xanh e ấp cũng hệt người thiếu nữ e thẹn. Có lẽ, nụ đào kia lại đợi nắng mai mới hé nở. Cây đào nhà tôi không chỉ rực rỡ với sắc xanh của nụ, sắc hồng của hoa mà nó còn được điểm tô bởi những vật trang trí. Bố tôi treo một dây đèn be bé với rất nhiều bóng đen muôn màu. Mỗi tối, cây đào phát sáng lấp lánh với đủ sắc xanh đỏ tím vàng. Chị em tôi tren những chiếc lồng đèn, những câu đối đỏ, những phong bao lì xì nho nhỏ lên khắp cành.
Có lẽ, với mỗi tổ ấm đất Việt, ngày Tết thiếu đào là thiếu tất cả. Đào ngày xuân lúc nào cũng đâm chồi, nảy lộc, ra hoa như một điều không thể quên để người Việt đón Tết và cũng như để chúc con người một năm mới bình an.
Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 26 Số 5
Câu 1: Đọc bài Thắng biển và nối cột A với cột B để hoàn thành miêu tả cuộc chiến đấu giữa con người với bão biển?
1. Bắt đầu từ khi gió nổi lên |
a. Đã thắng được bão biển, hàn gắn được khúc đê |
2. Nước biển tấn công |
b. Nước biển dâng lên cao đe dọa con đê |
3. Cuối cùng, con người |
c. Phá vỡ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa con người với bão biển diễn ra dữ dội |
Câu 2: Ý nghĩa của bài Thắng biển?
A. Ngợi ca sức mạnh thần kì của thiên nhiên khiến con người phải sửng sốt
B. Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên
C. Thể hiện lòng xót thương trước cuộc sống lầm than của nhân dân sau cơn bão lũ
D. Phê phán thái độ vô trách nhiệm của con người trước thiên nhiên
Câu 3: Đọc lại câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy, hãy kể những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
a) Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn
b) Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn
c) Ga-vrốt mưu trí bắc loa thông báo làm quân địch hoảng sợ
d) Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn như chơi trò ú tim
Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy?
A. Ca ngợi lòng nhân hậu của chú bé Ga-vrốt.
B. Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt
C. Ca ngợi sự lễ phép, ngoan ngoãn của chú bé Ga-vrốt
D. Phê phán thói hấp tấp, nóng vội của chú bé Ga-vrốt
Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong câu sau:
Anh ta cứ lặng thin không lói khiến cậu bé không dám mở lời xinh xỏ.
Câu 6: Điền vào chỗ trống l hoặc n
Từ xa nhìn …ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng …ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn …ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …õn là hàng ngàn ánh ….ến trong xanh. Tất cả đều …óng …ánh, ….ung ….inh trong ….ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …ũ ….ũ bay đi bay về, ….ượn ….ên …..ượn xuống.
Câu 7: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? với các từ sau: can đảm, nhát gan
Câu 8: Khoanh vào chữ cái đứng trước các câu nói về lòng dũng cảm.
a/ Môi hở răng lạnh
b/ Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
c/ Góp gió thành bão
d/ Có cứng mới đứng đầu gió
e/ Kiến tha lâu cũng đầy tổ
g/ Gan vàng dạ sắt
Câu 9: Khoanh vào chữ cái trước những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
a/ Can đảm
b/ Run sợ
c/ Hèn nhát
d/ Bi quan
e/ Nhát gan
g/ Nhút nhát
h/ Yếu hèn
i/ Gan dạ
Câu 10: Viết bài văn miêu tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích
Đáp án:
Câu 1:
1 – b: Bắt đầu từ khi gió nổi lên – Nước biển dâng lên cao đe dọa con đê
2 – c: Nước biển tấn công – Phá vỡ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa con người với bão biển diễn ra dữ dội
3 – a: Cuối cùng, con người – Đã thắng được bão biển, hàn gắn được khúc đê
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a
Câu 2:
Ý nghĩa của bài Thắng biển:
Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên
Đáp án đúng: B.
Câu 3:
Những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt đó là:
– Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn
– Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn
– Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn như chơi trò ú tim
Câu 4:
Ý nghĩa của câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt
Đáp án đúng: B.
Câu 5:
Anh ta cứ lặng thin không lói khiến cậu bé không dám mở lời xinh xỏ.
Lỗi sai và sửa lại: thin -> thinh, lói -> nói, xinh -> xin
Câu 6:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.
Câu 7:
Anh Long là người rất dũng cảm.
Anh Bình là một chàng trai nhát gan nhưng rất lương thiện.
Câu 8:
Những câu nói về lòng dũng cảm đó là:
b/ Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
d/ Có cứng mới đứng đầu gió
g/ Gan vàng dạ sắt
Câu 9:
Những từ trái nghĩa với từ dũng cảm đó là:
b/ Run sợ
c/ Hèn nhát
e/ Nhát gan
g/ Nhút nhát
h/ Yếu hèn
Câu 10:
Bài văn tham khảo (tả cây phượng)
Trên sân trường nhà em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phương. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.
Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò.
Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây, là nơi chúng em vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi.
Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện, đũng quần cũng sắp bị mài mòn bởi rễ phượng.
Chúng em còn có một trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này, chính là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phương, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi.
Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.
Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.
Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4