Tra Cứu

Propofol

  • Liều duy trì: dùng 100-200 mcg/kg/phút với liều tối đa 20 mg/phút.
  • Có thể tiêm liều cao từ 0,3-0,7 mg/kg mg để duy trì gây mê.

Để truyền tĩnh mạch trong phòng cấp cứu: dùng 5mcg/kg/phút cho bệnh nhân có đặt máy thở.

  • Liều duy trì liên tục tiêm tĩnh mạch: dùng 5-10 mcg/kg/phút trong ít nhất 5 phút và có thể tăng 5 đến 10 mcg/kg/phút trong 5 – 10 phút đến khi đạt được mức an thần mong muốn. Liều duy trì có thể từ 5-50 mcg/kg/phút.
  • Liều cao 10-20 mg chỉ nên dùng để giảm thời gian giúp cho bệnh nhân an thần khi bệnh cao huyết áp không xuất hiện.

Liều dùng thông thường cho người cao tuổi gây mê:

  • Liều khởi đầu: dùng 20 mg mỗi 10 giây đến khi có tác dụng (1-1,5 mg/kg). Liều tối đa là 200 mg.
  • Liều duy trì: dùng 50-100 mcg/kg/phút.
  • Lưu ý: Cần tiêm truyền tĩnh mạch chậm.

Liều dùng thuốc propofol cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em trên 1 tháng tuổi gây mê:

  • Khởi mê: Cần điều chỉnh liều từ từ cho tới khi có các dấu hiệu lâm sàng cho thấy trẻ bắt đầu mê. Liều dùng cần điều chỉnh theo tuổi và/hoặc cân nặng. Phần lớn trẻ trên 8 tuổi cần khoảng 2,5 mg/ kg thể trọng. Ở trẻ nhỏ tuổi hơn, đặc biệt từ 1 tháng đến 3 tuổi thì liều dùng khởi mê có thể cao hơn (2,5-4 mg/ kg thể trọng).
  • Duy trì mê: Có thể dùng propofol duy trì mê bằng các tiêm truyền liên tục hoặc tiêm từng mũi. Tốc độ tiêm thay đổi đáng kể giữa các bệnh nhân, nhưng tốc độ thông thường để đạt được tác dụng gây mê mong muốn là 9-15 mg/kg/giờ. Trẻ nhỏ hơn, đặc biệt từ 1 tháng đến 3 tuổi có thể cần dùng liều cao hơn.

Các bệnh nhi có chỉ số ASA độ III và IV khuyến cáo nên sử dụng liều thấp hơn.

Không sử dụng các thuốc chứa propofol quá 7 ngày.

liều dùng propofol

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc propofol?

Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều dùng và việc sử dụng đồng thời các thuốc tiền mê và thuốc khác. Chúng bao gồm:

  • Rất thường gặp (ADR ≥ 1/10): Đau tại vị trí tiêm trong giai đoạn khởi mê.
  • Thường gặp (1/10 > ADR ≥ 1/100): Đau đầu, buồn nôn, nôn trong giai đoạn hồi phục; chậm nhịp tim và nhịp tim nhanh, ngưng thở thoáng qua, ho, nấc trong quá trình khởi mê; hạ huyết áp.
  • Ít gặp (1/100 > ADR ≥ 1/1000): Viêm tĩnh mạch và huyết khối
  • Hiếm gặp (1/1000 > ADR ≥ 1/10000): Phản ứng dạng động kinh (co giật và uốn cong người) trong cả quá trình khởi mê – mê – hồi phục; chóng mặt, run, lạnh trong quá trình hồi phục
  • Rất hiếm gặp (ADR <1> Sốc phản vệ, bất tỉnh sau phẫu thuật, phù phổi, viêm tụy, đổi màu nước tiểu khi dùng kéo dài, hoại tử mô khi vô tình dùng đường ngoài mạch máu, sốt sau mổ
  • Chưa xác định tần suất: Nhiễm toan chuyển hóa, tăng kali máu, tăng mỡ máu, phấn khích, lạm dụng và lệ thuộc thuốc, cử động tự phát, loạn nhịp tim, suy tim, suy hô hấp phụ thuộc liều, gan to, tiêu cơ vân, đau tại chỗ và sưng khi dùng đường ngoài mạch máu, hội chứng Brugada dạng ECG.

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Da đau, sưng, phồng rộp hoặc thay đổi nơi thuốc được tiêm
  • Co giật
  • Thở yếu hoặc cạn
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button