Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ hướng dẫn thầy cô rất chi tiết quy trình, các bước dạy dạng bài Âm ngữ, dạng bài ôn tập và kể chuyện, quy trình dạy bài theo chủ đề môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới.
Qua đó, sẽ giúp thầy cô dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy, nắm được các trình tự dạy học đúng theo chuẩn của chương trình GDPT 2018 mới. Mời thầy cô cùng tải về và theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bạn đang xem: Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Quy trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
A. DẠY HỌC DẠNG BÀI ÂM CHỮ
TIẾT 1:
1. Hoạt động Mở đầu
HĐ: Khởi động, kết nối: (3 phút )
– Ổn định học sinh.
– GV tổ chức các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho HS: Hát, múa, trò chơi,….
- Nội dung tùy thuộc vào GV và trình độ của HS mỗi lớp.
- Ngữ liệu trong bài cũ hoặc bên ngoài.
Có thể thiết kế hoạt động đơn giản dẫn dắt đến phần nhận biết ( tùy tình hình lớp: thảo luận nhóm, trò chơi, ….).
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Nhận biết và giới thiệu bài (3 -4 phút)
PP: Thảo luận nhóm, đàm thoại, quan sát.
Hình thức: Nhóm (cá nhân)
- Gv yêu cầu HS quan sát hoặc giới thiệu tranh, sử dụng câu hỏi khai thác để HS trả lời. ( Không nhất thiết phải đợi HS trả lời đúng ý)
- GV giới thiệu câu nhận biết. ( Lưu ý: Hiệu ứng màu đối với âm, chữ, dấu thanh sẽ được giới thiệu trong bài học).
- GV đọc mẫu câu nhận biết lần 1- HS lắng nghe.
- GV đọc mẫu câu nhận biết lần 2 ( lưu ý có ngắt nghỉ ở một số cụm từ có nghĩa) – Có thể gọi 1,2 HS đọc hoặc cho HS đồng thanh câu nhận biết.
- GV giới thiệu âm vần mới sẽ học. (Có thể GV giới thiệu trực tiếp hoặc cho Hs tự phát hiện âm, vần mới)
Hoạt động 2: Đọc (Âm chữ, tiếng, từ ngữ) (13-14 phút)
PP: Đàm thoại, quan sát, hỏi – đáp
Hình thức: Làm việc nhóm (hoặc cá nhân)
Hoạt động này thường có 2 mô hình: GV có thể giới thiệu dạng bổ dọc hoặc bổ ngang, tùy nội dung âm chữ.
a. Đọc âm:
- GV giới thiệu âm thứ nhất lên bảng ( Chú ý giới thiệu cho HS biết chữ in hoa của các chữ đó).
- GV đọc mẫu âm.
- Yêu cầu một số HS đọc âm ( cá nhân, nhóm, đồng thanh )
- GV sửa lỗi phát âm phương ngữ.
- Ghép bìa cài âm thứ nhất.
* Đọc âm thứ 2:
- Giới thiệu âm thứ hai: so sánh điểm giống và khác nhau.
- Quy trình tương tự như luyện đọc âm thứ nhất.
b. Đọc tiếng:
– Cách đưa mô hình tiếng mẫu:
+ Cách 1: GV đưa luôn cả mô hình, GV hướng dẫn phân tích / đánh vần/ đọc trơn/ ghép tiếng nếu cần .
ng | o |
ngõ |
+ Cách 2: đưa từng âm và phát huy năng lực ghép tiếng của hs
VD: Có âm ng đứng trước, âm o đứng sau, dấu ngã trên đầu âm o, ta ghép được tiếng gì? HS trả lời – GV đưa tiếng ngõ. Sau đó, phân tích/ đánh vần/ đọc trơn/ ghép tiếng nếu cần.
Lưu ý: GV đánh vần mẫu trước.
– Hướng dẫn đọc tiếng Sách HS
– Cách 1: phát huy năng lực ghép tiếng của HS
+ Ghép âm đang học với âm đã học để tạo thành tiếng mới? HS có thể thảo luận tìm tiếng,…
– Cách 2: GV đưa tất cả tiếng lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét/ phân tích/ đánh vần/ đọc trơn các tiếng.
– Cách 3: Giới thiệu các tiếng theo từng nhóm có cùng âm vừa học.
– Đọc tiếng chứa âm thứ nhất:
- Giới thiệu các tiếng chứa âm thứ nhất.
- Yêu cầu tìm điểm chung các tiếng chứa âm thứ nhất .
- Đánh vần/ Cá nhân – ĐT. (Nếu lớp HS đọc tốt thì bỏ qua bước này).
- Đọc trơn các tiếng chứa âm mới.
– Đọc tiếng chứa âm thứ hai (tương tự như âm thứ nhất).
– Đọc trơn các tiếng chứa 2 âm vừa học ở trên
– GV có thể gợi ý cách ghép mẫu 1 tiếng, các tiếng còn lại để học sinh tự tìm.
Nghỉ giải lao (1-2 phút )
Xem thêm : Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Mái ấm gia đình
c. Đọc từ ngữ:
- GV giới thiệu tranh minh họa trước hay sau từ ngữ tùy tình huống cụ thể, yêu cầu Hs nói tên sự vật trong tranh. GV cho xuất hiện từ dưới tranh.
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng mới.
- HS đọc nối tiếp vài lượt (mỗi HS đọc 1 từ)
- Lớp đọc đồng thanh các tiếng – từ trên. GV giải thích ngắn gọn, giáo dục kĩ năng sống nếu có.
* Có thể tổ chức trò chơi tiếp sức hay ghép tiếng (từ) với tranh
* Đọc lại các tiếng, từ ngữ:
– Cho HS đọc toàn bài các tiếng, từ ngữ vừa học /Từng nhóm – ĐT
Hoạt động 3: Viết bảng ( 6 – 7phút )
PP: Làm theo mẫu, quan sát, thực hành.
Hình thức: Làm việc nhóm (hoặc cá nhân)
Viết chữ ghi âm, tiếng vừa được học vào bảng con:
- GV đưa mẫu chữ và HD HS quan sát (độ cao, con chữ, độ rộng …)
- GV viết mẫu và nêu cách viết.
- HS viết chữ vào bảng con (cỡ chữ vừa)
– HS nhận xét đánh giá -> GV NX-> GV sửa lỗi.
3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm
* Củng cố: (2 phút)
- 1 – 2 HS đọc lại nội dung bài vừa học – lớp ĐT
- GV nhận xét tiết học – Chuẩn bị bài tiết sau.
TIẾT 2:
1. Hoạt động Mở đầu
HĐ. Ôn và khởi động: ( 3 -4 phút )
* Khởi động: Hát , trò chơi ….
* Ôn:
- Gv cho hs đọc lại nội dung tiết 1
- Nhận xét, khen ngợi.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
d. Hoạt động 4: Viết vở ( 10- 14 phút)
PP: Quan sát, thực hành.
Hình thức: Làm việc cá nhân
- GV giới thiệu nội dung bài viết/ HS quan sát
- GV nhắc thêm cách viết trước khi viết vào vở.
- HS Tô, viết chữ, từ ngữ vào vở tập viết:
* Viết chữ số: (ND này được rèn luyện trong hai tuần: tuần 0- tuần 1): viết các con số từ 1-9 và số 0.
Nghỉ giữa giờ (1- 2 phút)
e. Hoạt động 5: Đọc câu (10 phút)
PP: Đàm thoại, quan sát, hỏi- đáp
Hình thức: cá nhân, nhóm.
– GV đưa tranh – HS nhận xét tranh – GV chốt nội dung tranh.
– GV đưa câu cần luyện đọc.
Bước 1: HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng chứa âm chữ mới học.
Bước 2: GV giải thích từ ngữ nếu cần.
– HS đọc trơn tiếng mới: cá nhân – ĐT
Bước 3: GV đọc mẫu câu.
Bước 4: HS luyện đọc thành tiếng cả câu (cá nhân -> nhóm -> cả lớp)
Bước 5: HS trả lời 1 số câu hỏi về nội dung vừa đọc. VD:
Nghé đang làm gì? Nghé ngủ ở đâu ? ….
– GV yêu cầu HS mở sách và luyện đọc
– GV kiểm tra phần luyện đọc của HS
Xem thêm : Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Ngày gặp lại
f. Hoạt động 6: Nói theo tranh (5- 6 phút)
PP: Đàm thoại, quan sát, hỏi- đáp, trò chơi.
Hình thức: Làm việc nhóm ( hoặc cá nhân)
Cách triển khai:
* Bước 1: HS quan sát tranh ( thứ tự quan sát từ tranh trái -> phải, nếu bài có 2 tranh). GV đặt từng câu hỏi cho HS thảo luận nhóm.
* Bước 2: GV, HS thống nhất câu trả lời.
* Bước 3: Tùy bài GV có thể cho HS đóng vai theo nội dung tranh. HS chia nhóm, đóng vai.
* Bước 4: Đại diện 1 nhóm đóng vai trước lớp.
* Bước 5: GV và HS nhận xét
Lưu ý: GV có thể dẫn dắt hoạt động một cách linh hoạt.
Nói theo tranh có 2 dạng:
* Thực hành một số nghi thức lời nói: ( Chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép): Bài 1 và 3 trong mỗi tuần, kéo dài 10 tuần.
- Giới thiệu tranh. HS quan sát thứ tự trái -> phải, nếu bài có 2 tranh). GV đặt từng câu hỏi cho HS thảo luận nhóm.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. GV phân tích tình huống giao tiếp trong tranh và nghi thức lời nói cần sử dụng.
- Chia nhóm đóng vai (thực hành nghi thức lời nói).
- Đại diện 1 nhóm đóng vai trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
* Nói theo chủ điểm:
- HS quan sát tranh. GV đặt câu hỏi. Một số HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS chia nhóm nói về những gì quan sát được trong tranh.
- Một số HS đại diện nhóm nói về các nội dung trong tranh.
- GD – Liên hệ thực tế.
3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm
g. Hoạt động 7: Củng cố bài học ( 3 phút)
– Nhắc lại bài học. Nhận xét tiết học
– Dặn dò HS.
***********
B/ DẠNG BÀI ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( TIẾT 1)
*/ Khởi động
– Ổn định học sinh.
– GV tổ chức các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho HS: Hát, múa, trò chơi,….
+ Nội dung tùy thuộc vào GV và trình độ của HS mỗi lớp.
+ Ngữ liệu trong bài cũ hoặc bên ngoài.
Có thể thiết kế hoạt động đơn giản dẫn dắt đến phần nhận biết (tùy tình hình lớp: thảo luận nhóm, trò chơi, ….).
HĐ1/ Đọc
a. Đọc bảng ôn âm vần
– Gv yêu cầu HS quan sát nội dung đọc, sử dụng câu hỏi khai thác để HS đọc các âm vần trong bảng ôn
– GV tổ chức cho HS ghép âm và vần tạo thành các tiếng đã học trong bảng ôn
– GV cho HS đọc trơn tiếng
b. Đọc từ ngữ:
- GV giới thiệu các từ ngữ cần đọc
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn các từ
- HS đọc nối tiếp vài lượt (mỗi HS đọc 1 từ)
- Lớp đọc đồng thanh các tiếng – từ trên.
* Có thể tổ chức trò chơi tiếp sức hay ghép tiếng (từ) với tranh để giải thích nghĩa các từ
c. Đọc câu
- GV đưa câu cần luyện đọc.
- HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng có âm, vần học trong tuần
- GV giải thích nghĩa của của từ (nếu có)
- HS đọc trơn tiếng mới: cá nhân – ĐT
- HS đọc trơn cả câu: cá nhân – nhóm – ĐT
- HS trả lời một số câu hỏi về nội dung câu văn đã học.
- GV nhận xét.
…..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đăng bởi: THCS Hồng Thái
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 1
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 1-2-3