Tra Cứu

Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

Tâm lý hc là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý. Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm lý học là sự phối hợp của tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người.

Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học:

  • Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý.
  • Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó.
  • Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người

Theo Sổ tay Tâm lý học, các phân ngành chính của Tâm lý học bao gồm:

  • Biological Psychology (Tâm lý sinh học)
  • Experimental Psychology (Tâm lý học thử nghiệm)
  • Personality and Social Psychology (Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội)
  • Developmental Psychology (Tâm lý học phát triển, còn được gọi là Tâm lý học con người – Human Psychology)
  • Educational Psychology (Tâm lý học giáo dục)
  • Clinical Psychology (Tâm lý học lâm sàng)
  • Health Psychology (Tâm lý học sức khoẻ)
  • Assessment Psychology (Tâm lý học đánh giá)
  • Forensic Psychology (Tâm lý học pháp lý)
  • Industrial and Organizational Psychology (Tâm lý học tổ chức và công nghiệp)

Tuy nhiên cần phải lưu ý: không có ranh gii rõ ràng gia các phân ngành nh. Một chủ đề có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều phân ngành, ví dụ chủ đề “Dự đoán mức độ thành công trong tương tai của trẻ em mồ côi” vừa có thể là đối tượng của cả TLH xã hội, TLH phát triển và TLH giáo dục

Tâm lý học tại Việt Nam chủ yếu tập trung về tâm lý học đường (educational psychology), tham vấn (clinical psychology), chữa bệnh tâm thần (abnormal psychology) và đi theo hướng áp dụng thực tiễn.

AI NÊN THEO HỌC NGÀNH TÂM LÝ HỌC?

  • – Người có tình yêu thương và quý trọng con người.
  • – Người muốn đem lại hạnh phúc và giảm bớt đau khổ tinh thần cho người khác.
  • – Người muốn giúp con người vượt qua những khó khăn về tâm lý.
  • – Người muốn hiểu biết về tâm lý con người.
  • – Người muốn vận dụng, phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong công tác quản lý, trong lao động.
  • – Người thích tìm hiểu, khám phá tâm lý bản thân và người khác.
  • – Bạn là người muốn đối nhân xử thế cho tốt.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button