Đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao (Vương Trọng)
Bài thơ Khóc giữa chiêm bao (Vương Trọng) là một trong những bài thơ đầy ý nghĩa viết về hình ảnh người mẹ trong những năm tháng khốn khó vất vả nuôi con, về người con khóc trong chiêm bao, nỗi thương nhớ về mẹ khi khoảng cách lại là hai thế giới.
Bạn đang xem: Đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao (Vương Trọng)
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu những câu hỏi đọc hiểu bài thơ Khóc giữa chiêm bao của tác giả Vương Trọng đã ra trong các kì thi, kì kiểm tra em nhé:
Câu hỏi đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bạn đang xem: Đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao (Vương Trọng)
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Anh em con chịu đói suốt ngày tròn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
(Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào ?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn
Xem thêm : Ông kẹ là ai? Vì sao con nít sợ ông kẹ
Câu 4. Thông điệp mà anh (chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?Nêu lí do chọn thông điệp đó.
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong cuộc sống con người.
Câu 6. Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ
Đáp án đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao
Câu 1.
– Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích là : đồng sau lụt, bờ đê lụt lở, gánh gồng xộc xệch, chịu đói suốt ngày tròn , ngồi co ro; ngô hay khoai…
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2.
– Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (vuông đất- chỉ ngôi mộ của mẹ).
– Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, làm giảm sự đau xót khi nhớ về người mẹ đã qua đời.
Câu 3. Cách hiểu dòng thơ: “Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn”
– Hình ảnh người mẹ nghèo khổ suốt đời, tần tảo, chịu thương chịu khó trong cuộc mưu sinh để nuôi con nên người;
– Biểu hiện sự thấu hiểu và cũng là tình cảm vừa thương xót vừa tri ân, kính trọng dành cho mẹ của nhà thơ.
Câu 4.
Thí sinh tự chọn một thông điệp tâm đắc nhất qua đoạn thơ và trình bày lí do chọn thông điệp đó, sao cho hợp lí, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý về thông điệp :
– Hạnh phúc nhất của đời con là có mẹ trên đời;
– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, xúc động nhất trong tình cảm của con người…
– Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng.
– ….
Gợi ý:
Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng.Vì thế hãy trân trọng gia đình, nhất là trân trọng mẹ , kể cả trong những thời kì khốn khó nhất thì những kỉ niệm về gia đình vẫn rất đỗi thiêng liêng. Em chọn thông điệp này là thông điệp ý nghĩa nhất bởi vì đối với mỗi con người, dù chúng ta có đi tới đâu, thành công đến mức nào thì chúng ta vẫn không bao giờ có thể phủ nhận và quên đi cội nguồn của mình, đó là gia đình.
Câu 5.
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có trong cuộc sống con người. Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giải thích: Trân quý những gì đang có là biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ những điều tốt đẹp mà cuộc sống đem đến cho mỗi con người.
* Phân tích, bàn luận:
– Ý nghĩa của việc cần trân quý những gì đang có:
+ Trân quý những gì đang có sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần sẽ được nâng cao; sẽ giúp ta thêm yêu đời, gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước, có động lực để phấn đấu, góp phần làm nên thành công, vượt qua bao thử thách, khó khăn trên đường đời….
Xem thêm : Bài 3 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
+ Trân quý những gì đang có sẽ giúp ta không rơi vào lối sống ảo tưởng, viển vông, xa rời thực tế; (HS lấy dẫn chứng để chứng minh xác thực, tiêu biểu)
– Phê phán những người không biết trân quý cuộc sống, sống ảo, sống xa rời thực tế…
* Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được giá trị của cuộc sống hiện tại để biết quý trọng những gì mình có được trong tay. Tuổi trẻ cần học tập và rèn luyện, sống hết mình cho đời để không ân hận, hối tiếc vì mình đã đánh mất nhiều điều quý giá.
Xem thêm tài liệu dàn ý nghị luận về tình cảm gia đình để có hoàn thành đoạn văn của bạn tốt nhất.
Câu 6.
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
1. Giải thích: Yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm, việc làm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người dành cho đấng sinh thành. Đó là lòng biết ơn, đối xử tôn trọng, hiếu thảo, kính yêu cha mẹ; là lòng vị tha, sự san sẻ, cảm thông, quan tâm và biết sống vì hạnh phúc chính đáng của cha mẹ…
2. Bàn luận
– Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người ban cho ta hình hài; là người yêu thương và hy sinh tất cả cho ta một cách vô điều kiện. Vậy nên, con người phải luôn lấy yêu thương, hiếu kính với cha mẹ là thước đo nhân cách, là lẽ sống làm người. Biểu hiện của yêu thương, hiếu kính với cha mẹ như : một ánh mắt, nụ cười, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết thực, hữu ích của người con ngoan trong học tập, lao động, khi ở xa cũng như lúc ở gần…Không làm điều gì khiến cha mẹ lo lắng, muộn phiền thì đó cũng là một cách yêu thương, báo hiếu.
– Yêu thương, hiếu kính cha mẹ đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, cũng chính là hạnh phúc của con cái.
– Yêu thương, hiếu kính cha mẹ tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi con người có thể vượt qua khó khăn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách.
– Yêu thương, hiếu kính cha mẹ góp phần nhân rộng, khơi sâu truyền thống yêu thương, đạo nghĩa của dân tộc, của nhân loại.
3. Bàn luận mở rộng:
– Hiện nay, không ít những người con mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi việc phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ
– Phê phán những đứa con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ.
4. Bài học nhận thức và hành động:
– Việc yêu thương, hiếu kính với cha mẹ là trách nhiệm của mỗi con người.
– Chúng ta cần có những lời nói, cử chỉ, việc làm thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, lòng hiếu thảo với cha mẹ trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào.
————–
Trên đây là một số câu hỏi đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao (Vương Trọng) mà thcs Hồng Thái đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mà thcs Hồng Thái đã biên tập nhé!
Một số câu hỏi đọc hiểu Khóc giữa chiêm bao (Vương Trọng) hay đọc hiểu Đã có lần con khóc giữa chiêm bao/Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu