Giải SBT bài 34: Địa lí giao thông vận tải | SBT địa lí 10 kết nối tri thức
Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng.
Bạn đang xem: Giải SBT bài 34: Địa lí giao thông vận tải | SBT địa lí 10 kết nối tri thức
1.1. Trong giao thông vận tải, khối lượng vận chuyển được đánh giá bằng
A. cự li vận chuyển trung bình (km).
B. tốc độ di chuyển (km/h).
C. số lượt khách, số tấn hàng hoá vận chuyển.
D. số lượt khách.km hoặc số tấn hàng hoá.km.
Trả lời: Chọn đáp án C. số lượt khách, số tấn hàng hoá vận chuyển.
1.2. Trong giao thông vận tải, khối lượng luân chuyển được đánh giá bằng
A. cự li vận chuyển trung bình (km).
B. tốc độ di chuyển (km/h).
C. số lượt khách, số tấn hàng hoá vận chuyển.
D. số lượt khách.km hoặc số tấn hàng hoá km.
Trả lời: Chọn đáp án D. số lượt khách.km hoặc số tấn hàng hoá km.
1.3. “Tiện lợi, cơ động, dễ kết nối với các loại hình vận tải khác” là ưu thế của ngành giao thông vận tải
A. đường ô tô. B. đường sắt.
C. đường biển. D. đường hàng không.
Trả lời: Chọn đáp án A. đường ô tô.
1.4. Ngành giao thông vận tải ra đời muộn nhất nhưng có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng là
A. đường ô tô. B. đường sắt.
C. đường biển. D. đường hàng không.
Trả lời: Chọn đáp án D. đường hàng không.
Xem thêm : Khối D04 gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?
1.5. Năm nước có chiều dài đường ô tô lớn nhất thế giới là
A. Hoa Kỳ, Đức, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc.
B. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga.
C. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bra-xin.
D. Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Trả lời: Chọn đáp án B. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga.
1.6. Những nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới là
A. châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ. B. Liên bang Nga vá Đông Á.
C. Ô-xtrây-li-a và Đông Nam Á. D. Tây Âu và Nam Á.
Trả lời: Chọn đáp án A. châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ.
1.7. Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển trên thế giới, chủ yếu là
A. than đá và quặng kim loại. B. hàng tiêu dùng và rau quả.
C. dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ. D. ô tô và máy nông nghiệp.
Trả lời: Chọn đáp án C. dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ.
Bài tập 2: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Đối tượng phục vụ |
a) Khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển, cự li vận chuyển trung bình. |
2. Sản phẩm |
b) Con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra. |
3. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ |
c) Sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. |
Xem thêm : 99+ Hình ảnh hot girl 2k4 lê thị khánh huyền cute 4. Tiêu chí đánh giá khối lượng lịch vụ |
d) Tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho khách hàng và hàng hóa. |
Trả lời:
Nối số 1 với b)
Nối số 2 với c)
nối số 3 với d)
Nối số 4 với a)
Bài tập 3: Ghép các ô với nhau để hình thành sơ đồ.
Trả lời:
Nối số 1 với a), c), d), g)
Nối số 2 với b), c), d), h)
Bài tập 4: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Vị trí địa lí ảnh hưởng tới sự kết nối của mạng lưới giao thông bên trong với mạng lưới giao thông bên ngoài lãnh thổ.
b) Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình vận tải thích hợp, sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
c) Vốn đầu tư quyết định khối lượng vận tải hàng hoá và hành khách.
d) Khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới trình độ phát triển của giao thông vận tải.
Trả lời:
Câu đúng là: a), b), d)
Câu sai là: c)
Bài tập 5: Hãy kể tên:
- Bốn sân bay quốc tế có lượng vận chuyển hành khách lớn nhất thế giới (năm 2019).
- Năm cảng biển có lượng hàng hoá lưu thông qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2019).
- Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng về giao thông lớn nhất thế giới.
Trả lời:
- Bốn sân bay quốc tế có lượng vận chuyển hành khách lớn nhất thế giới (năm 2019) là: Át-lan-ta (Hoa Kì); Bắc Kinh (Trung Quốc); Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ); Du-bai (Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất)
- Năm cảng biển có lượng hàng hoá lưu thông qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2019) là: Thượng Hải; Ninh Ba – Chu Sơn; Thâm Quyến (ở Trung Quốc); Xin-ga-po; Bu-san (ở Hàn Quốc).
- Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng về giao thông lớn nhất thế giới là: Đa-nuups, Rai-nơ, Von-ga… (ở châu Âu), Mê Công, Dương Tử,… (ở châu Á); Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ (ở châu Mĩ).
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu