Giáo án bài Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)
- Bố họ Huỳnh đặt tên con gái là gì? Tên hay cho bé gái họ Huỳnh
- Hoá 9 bài 1: Tính chất hoá học của Oxit, Oxit axit, Oxit bazơ và bài tập vận dụng
- Văn mẫu bài tập làm văn số 5 đề 4 – Văn lập luận chứng minh lớp 7
- https://thcshongthaiad.edu.vn/con-gai-thi-khoi-b-nen-chon-nganh-gi-cac-nganh-nghe-khoi-b-danh-cho-nu/
- Lời bài hát Đi về nhà – Đen Vâu x JustaTee (lyrics)
* Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
– Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
– Gọi 1 HS đọc TD.
– Phần TD trình bày những nội dung chính nào?
– GV nhận xét sau đó nhấn mạnh những thông tin chủ yếu về tiểu sử, phong cách thơ.
*GV Tích hợp kiến thức lịch sử để hướng dẫn học sinh tìm hiểu quê hương nhà thơ, chiến trường Trị Thiên năm 1971.
– Kiến thức lịch sử: Để phát triển phong trào cách mạng ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 1966, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tách Trị – Thiên ra khỏi khu V, thành lập Khu ủy Trị – Thiên – Huế bao gồm Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
* GV Tích hợp kiến thức Lí luận văn học để hướng dẫn học sinh tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà thơ, thể loại Trường ca
*GV đọc cho HS đoạn văn ghi lại lời của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để hướng dẫn HS tìm hiểu cảm hứng sáng tác: Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tǎm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.
– HS tóm những ý chính, ghi vở.
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
-GV đọc VB và gọi một HS đọc lại VB
– Hãy chia bố cục?
– HS đọc văn bản chú ý thể hiện giọng thơ trữ tình-chính luận.
– HS phân chia bố cục theo nội dung
I. Tìm hiểu chung:
1. Tiểu sử tác giả :
a. Cuộc đời:
– Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
– Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
b. Tác phẩm chính: (SGK)
c. Phong cách sáng tác :
– Giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén .
– Giọng thơ trữ tình chính luận .
2. “Trường ca mặt đường khát vọng”:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn cảnh sáng tác : Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên 1971 .
b. Đoạn trích:
– Xuất xứ: “Đất nước” Trích chương V của trường ca.
– Bố cục văn bản : Hai phần
+ Phần I : 42 câu đầu : Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
+ Phần II: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước : Đất nước của Nhân dân .
– Thể loại :Trường ca
(Trường ca là một tác phẩm được viết bằng thơ trên phương thức kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự sự và trữ tình, có tính hoành tráng về cả phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, được nhà thơ viết nên bằng một dung lượng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn liền với những chấn động lớn lao của lịch sử, của dân tộc và thời đại.)
* Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)
Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
– ĐN gắn liền với những văn hoá gì của dân tộc?
– ĐN trưởng thành như thế nào?
*GV Tích hợp kiến thức Văn học dân gian, lịch sử thời Vua Hùng, phong tục của dân tộc để hướng dẫn học sinh tìm hiểu 9 câu thơ đầu.
-Nhận xét về cách sử dụng những chất liệu văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm?
– HS dựa vào phần đầu của đoạn trích để xác định các phương diện cảm nhận ĐN.
– HS chú ý 2 câu đầu của đoạn trích để xác định.
Kiến thức văn hoá dân gian:
– Truyện cổ dân gian: Cổ tích Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng;
– Tục ngữ: miếng trầu là đầu câu chuyện; Miếng trầu nên dâu nhà người
– Ca dao: Muối ba năm…Gừng chín tháng…
-Thành ngữ: Một nắng hai sương
– HS Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nền văn hóa của dân tộc.
– HS dựa vào lịch sử thời Vua Hùng để trả lời: Ăn trầu là phong tục cổ truyền của người Việt. Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Chuyện Trầu Cau.
HS trả lời:
Nhà thơ không chỉ ra một bài nào cụ thể, không trích nguyên văn những câu trọn vẹn mà chỉ dẫn ra, gợi ra một vài hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu, để từ đó mở ra cho người đọc những trường liên tưởng sâu rộng về đời sống dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
HS trả lời:
-Nguyễn Đình Thiàcảm nhận đất nước ở những đường nét hoành tráng của không gian, với giọng điệu ngợi ca đầy tự hào
– HS xác định những không gian địa lí được thể hiện ở phần đầu.
-GV trích hai đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên để HS so sánh nhận ra điểm mới trong cách tiếp cận đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
*GV Tích hợp kiến thức Làm Văn học ( thao tác lập luận so sánh) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét mới về cảm nhận ĐN ở 9 câu thơ đầu.
GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt ( chiết tự, liệt kê), vận dụng ca dao…để hướng dẫn HS tìm hiểu ĐN được cảm nhận trên phương diện không gian và thời gian
-Tổ chức thảo luận nhóm
Nhóm 1: Xác định không gian nghệ thuật để cảm nhận về ĐN thể hiện trong đoạn thơ: Đất là nơi anh…nỗi nhớ thầm.Tác giả sử dụng nghệ thuật như thế nào trong 4 câu thơ?
Nhóm 2: Xác định không gian nghệ thuật để cảm nhận về ĐN thể hiện trong đoạn thơ: Đất là nơi con chim…dân mình đoàn tụ.Tác giả sử dụng nghệ thuật như thế nào trong đoạn thơ?
Nhóm 3: Xác định thời gian nghệ thuật để cảm nhận về ĐN thể hiện trong đoạn thơ: Lạc Long Quân…Mai này..mơ mộng..Tác giả sử dụng nghệ thuật như thế nào trong đoạn thơ?
Nhóm 4: Phân tích 4 câu cuối: Em ơi em…muôn đời.– Tác giả suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với ĐN?
GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt ( phép điệp, giọng thơ chính luận và trữ tình), để hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm đối với Đất Nước
GV Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân lớp 10( bài CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm đối với Đất Nước.
Đại diện nhóm 1 trả lời:
– Không gian gần gũi ( sinh hoạt, học tập và làm việc ..)( Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
– Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn, nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
(Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo , tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo). =>Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng.
Đại diện nhóm 2 trả lời:
– không gian rộng lớn, tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả. (Thiên nhiên: Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi)
– Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
Đại diện nhóm 3 trả lời:
Xem thêm : Vạn lý trường thành dài bao nhiêu km
– Thời gian quá khứ:
+ Nhớ Lạc Long Quân..
+ Cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
– Thời gian hiện tại:
+Trong anh và em hôm nay…
+ Sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng
-Thời gian tương lai:
+Mai này con ta lớn lên…
+ Tháng ngày mơ mộng: hi vọng về một ngày nước nhà thống nhất, hoà bình
Đại diện nhóm 4 trả lời:
. Điệp ngữ “phải biết” => giọng thơ chính luận.
. Âm điệu “em ơi em”=> trữ tình thiết tha.
. Dùng từ “hoá thân”(# hi sinh): hiến dâng, hoà nhập, sống còn vì đất nước => sâu sắc, giàu ý nghĩa.
– giọng thơ lại chân thành, tha thiết, là sự tự ý thức về trách nhiện của mình với đất nước: phải yêu thương, san sẻ, và khi cần phải biết hi sinh cho đất nước
Tích hợp GDCD: Suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN, bản thân thấy được trách nhiệm của cá nhân với đất nước trong giai đoạn hiện nay…
II. Đọc hiểu văn bản :
* Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.
1. Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hoá dân tộc.
a. Cội nguồn đất nước :
– “Khi ta lớn lên”- “Đất nước đã có rồi”
(Quá khứ ) (Hiện tại )
=> Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ đã đưa ta về với cội nguồn của đất nước : Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo đã có từ rất lâu đời.
b. Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử – văn hoá :
– Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc:
+ Câu chuyện cổ tích, ca dao.
+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc(nét đẹp tình nghĩa, vẻ đẹp thuần phong, mĩ tục; Vẻ đẹp nhân hậu của người phụ nữ VN.)
– Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người:
+ Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
+ Cái kèo, cái cột, hạt gạo: Biểu tượng cho c/s giản dị, gắn liền với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả.
– Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung. (Gừng cay, muối mặn: -> Lối sồng thủy chung, đậm tình nghĩa.)
=> Hình ảnh, từ ngữ giàu sức liên tưởng, gợi cảm. Ngôn từ đậm chất d/gian, sử dụng nhiều thành ngữ, cdao.
– Từ ngữ “ĐN” được viết hoa -> Tình cảm yêu thương, trân trọng.
– Giong thơ: thâm trầm, trang nghiêm, tha thiết trữ tình, gợi quá trình sinh ra và lớn lên, trưởng thành của ĐN.
=> ĐN gắn liền với nền văn hóa lâu đời. ĐN gần gũi thân thương gắn bó với đời sống c/ng VN.
*Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
c. Sự cảm nhận đất nước ở phương diện chiều sâu của không gian:
– Không gian gần gũi ( sinh hoạt, học tập và làm việc ..)( Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
– Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn, nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
(Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo , tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo). =>Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng.
– Đất nước còn là không gian rộng lớn, tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả. (Thiên nhiên:Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi)
– Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
=> ĐN là những gì gần gũi thân quen gắn bó với cuộc sống mỗi người lại vừa mênh mông rộng lớn.
d. Sự cảm nhận ĐN ở phương diện chiều dài thời gian : ĐN được cảm nhận từ quá khứ với huyền thoại “ Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ .
e. Suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN : phải biết hi sinh để bảo vệ đất nước.
– ĐN hiện lên vừa thiêng liêng sâu xa , lớn lao vừa gần gũi thân thiết với sự sống mỗi người. Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
– Nghệ thuật:
. Điệp ngữ “phải biết” => giọng thơ chính luận.
. Âm điệu “em ơi em”=> trữ tình thiết tha.
. Dùng từ “hoá thân”(# hi sinh): hiến dâng, hoà nhập, sống còn vì đất nước => sâu sắc, giàu ý nghĩa.
. Lời thơ giản dị nhưng mang ý nghĩa sâu xa.
=> Ý thơ mang tính chất tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn nên sức truyền cảm rất mạnh.
* Thao tác 1 :
Bạn đang xem: Giáo án bài Đất nước (trích Mặt đường khát vọng)
*GV Tích hợp kiến thức địa lí, văn học dân gian để hướng dẫn học sinh tìm hiểu danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc và Nam nhằm khẳng định sự hoá thân của Nhân dân vào dáng hình Đất nước
– Phần sau của đoạn thơ tập trung làm nổi bật tư tưởng ĐN của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới của tg về địa lí lịch sử và văn hoá của ĐN như thế nào?
+ Tg đã cảm nhận đất nước qua những địa danh , thắng cảnh nào?
+ Những địa danh gắn với cái gì , của ai?
– Vì sao có thể nói qua cách cảm nhận ấy, ĐN vừa thiêng liêng vừa gần gũi?
+ Vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của ĐN, tác giả không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách ( như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo đã nhắc đến: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần…)? Đối tượng mà tác giả muốn nhắc đến là ai? Vì sao tác giả lại nhắc đến họ? (Họ là những con người như thế nào?)
Tích hợp kiến thức địa lí.
HS trả lời :
– Hòn Vọng Phu: ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, Thanh Hoá…
– hòn Trống Mái là núi đá nhỏ trên biển Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá
-Chín mươi chín con voi : đứng từ trên núi Hi Cương- nơi có đền thờ các vua Hùng- trông ra có những quả đồi thấp hơn như chín mươi chín con voi quây quần hướng về núi Hi Cương.
– Núi Bút non Nghiên : Là núi có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi
– Những con rồng …dòng sông xanh thẳm : là truyền thuyết về sông Cửu Long với 9 cửa sông đổ ra biển trên 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu
– Con cóc, con gà…: Là tên của một trong vô số hòn núi nổi lên trên mặt biển có hình con coc, con gà,… ở Vịnh Hạ Long
– Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm : Là tên những người có công với dân, với nước đãn thành những sơn danh, địa danh ở Nam bộ :
+ Bà Đen : Tên ngọn núi Bà Đen ở Tây Ninh
+Bà Điểm : Tên một đia danh ở Hóc Môn – thành phố HCM- HS liên hệ, phát hiện các danh lam, thắng cảnh.
– Lối sống, cội nguồn, truyền thống.
– HS liên hệ với tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” để lí giải.
*GV Tích hợp kiến thức Làm Văn học ( thao tác lập luận so sánh) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét mới về tư tưởng Đất Nước nhân dân
*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt( Cách dùng đại từ, phép điệp, động từ) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét mới về tư tưởng Đất Nước nhân dân
– Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc : Họ giữ … Họ truyền …Họ gánh …Họ đắp đập ?
– HS trả lời.
+Nhìn vào bốn nghìn năm ĐN , tác giả không kể các triều đại mà nhấn mạnh đến những con người vô danh
Xem thêm : Mâu thuẫn biện chứng là gì? Ví dụ mâu thuẫn biện chứng trong cuộc sống
+ Đây là điểm mới mẻ của NKĐ
– HS trả lời.
+một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá, tạo nên sự thống nhất trong cách thể hiện Đất Nước
– mặt khác còn khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động- đó là những giá trị văn hoá tinh thần cao quý của Đất Nước.
-Tổ chức thảo luận nhóm
Nhóm 1: Chỉ ra các bài ca dao được sử dụng trong 2 câu thơ:Dạy anh biết…lặn lội.
Nhóm 2: Chỉ ra các bài ca dao được sử dụng trong 2 câu thơ:Biết trồng tre…dài lâu
Nhóm 3: Phân tích nội dung, nghệ thuật 4 câu thơ cuối
Tích hợp kiến thức văn hoá dân gian, nhất là ca dao
Đại diện nhóm 1 trả lời:
– Tác giả vận dung 2 bài ca dao :
+Yêu em từ thuở trong nôi
+Cầm vàng mà lội qua sông
Đại diện nhóm 2 trả lời:
– Tác giả vận dung 2 bài ca dao : Thù này ắt hẳn còn lâu/ Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què.
Đại diện nhóm 3 trả lời:
– Nhiều yếu tố ngoại lai đã được Việt hoá để góp phần xây đắp nên nền văn hoá Việt Nam (Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu / Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát) và văn hoá Việt Nam luôn có sự thống nhất trong sự đa dạng (Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thẩc / Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi)
2. Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
a. Đất nước do nhân dân sáng tạo ra : Tg cảm nhận ĐN qua những địa danh thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân. (Từ không gian địa lí)
– Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn trống mái)
+ Vợ nhớ chồng ànúi vọng phu
+ Vợ chồng yêu nhau àhòn trống mái
– Sức mạnh bất khuất (Chuyện Thánh Gióng) : Gót ngựa ThánhGióngà Ao đầm để lại
– Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương): Chin mươi chín con voi àdựng đất tổ Hùng Vương
– Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng)
– Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)
=> ĐN hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
à Cảnh quan thiên nhiên gắn liền với đời sống, tâm hồn, lịch sử dân tộc.
– Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát:
“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
…
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”
à Theo tác giả: Những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.
– Nghệ thuật liệt kê, điệp từ đã khẳng định nhân dân là đối tượng quan trọng nhất tạo nên dáng hình đất nước
b. Đất nước là do nhân dân chiến đấu và bảo vệ : Nhìn vào bốn nghìn năm ĐN mà nhấn mạnh đến những con người vô danh (Từ thời gian lịch sử)
– Họ đã sống và đã chết / giản dị và bình tâm …
– Họ đã làm nên đất nước => Họ chính là nhân dân, những người anh hùng vô danh , bình dị…
– Đại từ “Họ” đặt đầu câu + nhiều động từ “giữ, truyền, gánh”
à Vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hoá qua các thế hệ.
c. Đất nước là do nhân dân gìn giữ và lưu truyền
– Nhân dân đã gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau mọi giá trị tinh thần và vật chất => Nhân dân chính là người làm nên đất nước
=>Đất nước là của nhân dân, của ca dao thần thoại=> Đây là một định nghĩa giản dị mà độc đáo.
d. Đóng góp của nhân dân : Tg chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền thống của nhân dân (Từ bản sắc văn hóa).
+ Lãng mạn, chung thủy say đắm trong tình yêu. (Yêu em từ thuở trong nôi . )
+ Quí trọng tình nghĩa(Biết quý công…)
+ Quyết liệt trong căm thù và sẵn sàng chiến đấu (biết trồng tre …)
=> Sự phát hiện thú vị, cái nhìn mới mẻ và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị. Khẳng định đất nước của nhân dân.
– Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với những điệu hò:
“Ơi những dòng sông bắt nước từ đâu
………………………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
à như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhìêu cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu