Tra Cứu

Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang:

Đề bài: Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang:

” Lom khom dưới, núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

phan tich gia tri bieu cam cua 2 cau tho trong bai qua deo ngang

Bạn đang xem: Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang:

Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang
 

I. Dàn ý Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu sơ lược yêu cầu của đề bài.

2. Thân bài

– Cảnh Đèo Ngang hiện lên hoang sơ, heo hút, hùng vĩ nhưng con người thì thưa thớt, ít ỏi ” chợ mấy nhà”, “tiều vài chú”.
– Từ láy” lom khom”, ” lác đác” diễn tả hình ảnh nhỏ nhoi của con người và sự thưa thớt của mấy ngôi nhà đơn sơ bên sông.
– Số từ “vài”, “mấy” càng làm tăng sự cô đơn, tịch mịch cho cảnh vật…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang (Chuẩn)

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nữ sĩ tài danh hiếm có vào thế kỉ XIX, chồng bà làm tri huyện Thanh Quan nên có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. Bài ” Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, diễn tả tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ, nỗi nhớ nước thương nhà. Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng lòng người thì nặng trĩu nỗi niềm. Cảnh làm nền cho tâm tình nên cảm xúc cứ đọng lại qua hai câu thơ tạo nên giá trị biểu cảm cho bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

” Lom khom dưới, núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

Thu vào tầm mắt nữ sĩ là cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút. Con người hiện lên như những nét chấm phá mờ nhạt dường như bị chìm trong không gian hùng vĩ của núi rừng. Từ láy “lom khom”, “lác đác” là hình ảnh nhỏ nhoi của vài chú tiều và sự thưa thớt của mấy ngôi nhà đơn sơ bên sông. Trong bài ” Chiều tối” của Hồ Chí Minh, hình ảnh cô gái xay ngô tối bên ánh lửa hồng làm bừng sáng bức tranh chiều tà, mang lại sức sống, sự ấm áp cho toàn bài thơ. Riêng Bà Huyện Thanh Quan khi dừng chân đứng lại Đèo Ngang vào lúc “bóng xế tà” chỉ cảm nhận được sự lẻ loi, quạnh quẽ. Con người dẫu có xuất hiện nhưng ít ỏi “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” hoàn toàn không đủ sức gợi lên cảm giác vui tươi, sống động. Số từ “vài”, “mấy” làm tăng thêm sự cô đơn, tịch mịch cho cảnh vật và tâm trạng nữ sĩ. Bức tranh Đèo Ngang mang nặng tâm tình, nhuốm nỗi buồn giống như Nguyễn Du từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Người buồn nên nhìn đâu cũng buồn, nhất là khi tà dương buông xuống, cảnh mênh mông, heo hút mà sự sống con người xuất hiện quá thưa thớt.

Sự đối lập giữa không gian bao la và con người nhỏ nhoi kết hợp với đảo ngữ ở hai câu thơ càng nhấn mạnh tâm trạng buồn bã của Bà Huyện Thanh Quan. Dẫu có cố gắng phóng tầm nhìn ra xa tìm kiếm bóng dáng con người ở “dưới núi” rồi đến “bên sông” nhưng sự sống ấy cứ thấp thoáng như chìm vào không gian rộng lớn, tịch mịch. Cảm giác cô đơn cứ như ánh chiều tà bủa vây lấy nhà thơ. Cảnh chìm trong nỗi u buồn vì lòng người.

—————–HẾT——————

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em lập dàn ý và Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang, tìm hiểu chi tiết về bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang, Cảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang, Phân tích nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang, Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button