Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương
Đề bài: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương
I. Dàn ý Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Trương Sinh
2. Thân bài
– Đánh giá chung về vai trò của nhân vật Trương Sinh:
+ Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tình tiết truyện.
+ Ngọn nguồn của mọi bi kịch trong cuộc đời Vũ Nương.
Xem thêm : Quả trám đen là quả gì? Quả trám đen có tác dụng gì?
– Xuất thân: Là con trai một trong gia đình hào phú
– Tính cách, bản chất của Trương Sinh:
+ Ít học, đa nghi, độc đoán
+ Ghen tuông mù quáng: Tin lời con trẻ mà nghi ngờ vợ thất tiết, phản bội mình.
+ Tàn nhẫn, vô tình: Mắng chửi, đánh đập tàn tệ, đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mà không cho nàng một cơ hội giải thích.
+ Bạc tình, bạc nghĩa: Sau khi đuổi vợ ra khỏi nhà thì không hề lo lắng, tìm kiếm, ngay cả khi nghe tin vợ gieo mình tự vẫn cũng không mảy may quan tâm.
+ Khi biết được sự thật à n hận, đau khổ. Lập đàn giải oan trên sông để rửa oan cho vợ
–> Hành động hối lỗi muộn màng.
3. Kết bài
Đánh giá chung về nhân vật
II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)
Truyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện ngắn nổi bật nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Trong truyện, bên cạnh việc tập trung khắc họa vẻ đẹp đáng trân trọng và số phận bất hạnh của Vũ Nương, nhà văn Nguyễn Dữ còn dùng một vài nét phác họa để dựng lên chân dung, tính cách của Trương Sinh – người chồng vũ phu, tàn nhẫn và cũng là đại diện tiêu biểu cho xã hội nam quyền nhiều bất công xưa.
Trương Sinh không phải nhân vật trung tâm của truyện, thế nhưng sự xuất hiện của nhân vật này đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của tình tiết, nội dung câu chuyện. Trương Sinh vốn là con một trong một gia đình khá giả nhưng ít học lại mang bản tính đa nghi, độc đoán. Vì cảm mến vẻ đẹp và đức hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ trăm lượng vàng để cưới nàng về làm vợ. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép nên vợ chồng chưa bao giờ mất hòa khí, thế nhưng bản tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh vẫn không mất đi mà ấp ủ như một mầm tai họa.
Mọi bi kịch bắt đầu nảy sinh từ việc Trương Sinh bị bắt đi lính. Dù là con một trong gia đình giàu có, thế nhưng vì ít học nên Trương Sinh bị bắt ra trận. Xa mặt cách lòng lại có bản tính đa nghi, gia trưởng nên sau khi tòng quân trở về, Trương Sinh vì nghe lời nói ngây thơ của con trẻ mà nghi ngờ vợ thất tiết, phản bội mình. Mọi bi kịch cũng bắt đầu nảy sinh từ đây.
Tính cách cực đoan, ghen tuông mù quáng đã đánh mất đi khả năng suy xét, đánh giá mọi việc. Nghe lời bé Đản kể về một người đàn ông tối nào cũng đến thăm, Trương Sinh đã trở về nhà mắng nhiếc, đánh đập và đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mà không cho nàng lấy một cơ hội để giải thích mọi việc. Vũ Nương là người vợ mà Trương Sinh từng thương yêu hết mực, thế nhưng cơn ghen tuông vô lí và sự cố chấp bảo thủ đã làm tan vỡ tất cả. Trương Sinh không chỉ đối xử tàn nhẫn cả về tinh thần và thể xác, gây nên nỗi oan trái cho người vợ hiền lương của mình mà còn là người đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng. Đau đớn, tuyệt vọng khi bị chồng kết tội, Vũ Nương chỉ còn cách gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh tấm lòng thủy chung, trong sạch.
Sau khi Vũ Nương bị đuổi ra khỏi nhà, sự vô tâm, tàn nhẫn của Trương Sinh còn được thể hiện thông qua thái độ lạnh nhạt, dửng dưng. Trương Sinh không một chút áy náy vì hành động vũ phu, không lo lắng hay đi tìm vợ. Chỉ khi tối về, “người cha ngày nào cũng đến” của bé Đản xuất hiện, hắn mới vỡ ra mọi thứ. Thế nhưng mọi việc giờ đã quá muộn màng, lời nói tàn nhẫn đã nói ra, tình nghĩa vợ chồng đã rạn nứt, người vợ “đầu gối tay ấp” của hắn cũng bị bức đến đường cùng mà gieo mình xuống sông Hoàng Giang lạnh lẽo.
n hận về những việc mình đã làm, Trương Sinh đã lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang với mong muốn rửa sạch oan khuất cho vợ, mong muốn được gặp nàng một lần sau cùng. Vũ Nương đã hiện về, thế nhưng nàng không quay trở lại trần gian đầy đau khổ này nữa mà quyết định ra đi. Có lẽ rằng, sự ra đi của Vũ Nương là sự trừng phạt đau khổ nhất cho một kẻ đa nghi, tàn nhẫn như Trương Sinh. Hắn tiếp tục sống để chăm sóc đứa con của hai người và ôm nỗi ân hận đến suốt cuộc đời.
Xem thêm : Khối M09, M10, M11, M13, M14 gồm những môn nào?
Trương Sinh không phải là một người đàn ông tốt, hắn gia trưởng, đa nghi lại bạc tình, bạc nghĩa. Có lẽ điểm sáng duy nhất trong nhân cách, con người Trương Sinh là sự hiếu thảo, trước khi ra trận hắn lắng nghe lời mẹ dặn dò, khi tòng quân trở về, nghe tin mẹ mất hắn đã vô cùng đau khổ. Tuy nhiên, dù có thế nào cũng không thể xóa nhòa mọi tội lỗi mà hắn đã gây ra.
Xây dựng nhân vật Trương Sinh, nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ nhằm tạo nên một tính cách, một “sinh mệnh” trong tác phẩm của mình mà thông qua đó phản ánh, lên án xã hội phong kiến bất công đã tạo nên bao bi kịch cho người phụ nữ. Tính cách gia trưởng, bảo thủ của Trương Sinh cũng chính là tấm gương phản chiếu của chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ trong xã hội xưa.
——————HẾT—————-
Trương Sinh là đại diện tiêu biểu cho xã hội nam quyền, trọng nam khinh nữ. Để thấy thái độ của nhà văn Nguyễn Dữ với xã hội phong kiến nhiều bất công và tấm lòng nhân đạo sâu sắc khi hướng về con người, các em hãy cùng tham khảo thêm: Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Thân phận người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích trong Truyện Kiều, Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu