Tra Cứu

Khó chịu trong người là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Khó chịu trong người là một tình trạng bất cứ ai cũng gặp phải trong đời. Dấu hiệu này có thể hết rất nhanh nhưng cũng có thể tồn tại rất lâu. Vậy khó chịu trong người do những nguyên nhân nào, có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1Khó chịu trong người là gì?

Khó chịu trong người là cảm giác không thoải mái, cảm thấy bứt rứt, khó chịu, đôi khi được mô tả là cảm giác không khỏe mơ hồ, cảm giác như đang bị bệnh hoặc sự suy yếu trong cơ thể.

Đây là một tình trạng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ thể chất (mệt mỏi sau làm việc quá sức) hoặc do bệnh lý (cảm lạnh, sốt siêu vi) và tình trạng này cũng có thể xuất hiện do các yếu tố tâm lý (căng thẳng kéo dài).

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khó chịu trong người có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý trong cơ thể như mệt mỏi, sốt, viêm tai, đau bụng, tiêu chảy…

Khi người lớn gặp tình trạng khó chịu trong người diễn ra trong thời gian dài có thể là cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và phát hiện kịp thời.[1]

Khó chịu là tình trạng cảm thấy không thoải mái, bứt rứt trong người

Khó chịu là tình trạng cảm thấy không thoải mái, bứt rứt trong người

2 Nguyên nhân

Nguyên nhân tâm lý

Khó chịu có thể xuất phát từ stress, những áp lực trong cuộc sống khiến cho con người có cảm giác buồn bực, không còn có mong muốn hoạt động hay làm việc.

Một số bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, rối loạn phân ly, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu cũng làm tâm trạng người bệnh không được thoải mái.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng việc mệt mỏi, cảm thấy khó chịu thường xuyên có thể mới chính là nguyên nhân gây ra các rối loạn về tâm lý dẫn đến trầm cảm.

Nguyên nhân thể chất

Bạn có thể cảm thấy không khỏe nếu gặp một trong số những vấn đề sau đây. Những vấn đề này có thể thay đổi hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể gây ra khó chịu.

  • Gặp phải rối loạn giấc ngủ hoặc luôn trong trạng thái thiếu ngủ.
  • Đường huyết trong máu hạ thấp.
  • Ăn quá nhiều dẫn đến khó chịu.
  • Nắng nóng gây mất nước.
  • Hoạt động nặng thường xuyên.

Việc khó chịu trong người do những nguyên nhân trên thường không kéo dài mà sẽ giảm dần và hết khi các nguyên nhân trên được giải quyết.

Khó chịu trong người là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Mất ngủ làm cho cơ thể mệt mỏi gây khó chịu trong người

Do yếu tố bệnh lý

Các bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến cơ thể gây nên cảm giác không khỏe, bứt rứt trong người như:

  • Thay đổi hormone trong cơ thể: cường giáp, suy giáp, tiền mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, tiểu đường…
  • Một số bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: cúm, sốt, đau răng, viêm tai,…
  • Các bệnh lý mạn tính nguy hiểm như ung thư, thiếu máu, suy tim.
  • Các rối loạn nhiễm cấp tính trong cơ thể: AIDS, Lyme, viêm gan siêu vi.
  • Một số ít các thuốc cũng gây tác dụng phụ gây khó chịu: Thuốc tim mạch (huyết áp, chẹn Beta), thuốc điều trị bệnh tâm thần.

Các yếu tố khác

  • Sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, bóng cười, thuốc lá điện tử, thuốc lắc…
  • Sử dụng một số chất kích thích thường xuyên như rượu, cà phê.
  • Uống nước có gas có thể gây đầy bụng, khó chịu.
  • Triệu chứng có thể do các triệu chứng khác gây ra như khó thở, mệt mỏi, đau mạn tính.

3Dấu hiệu

Khó chịu trong người biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Người bệnh có thể gặp một trong những dấu hiệu sau:

  • Luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người.
  • Cảm giác cơ thể bị yếu, có bệnh trong người.
  • Luôn căng thẳng và dễ dàng nổi nóng với bất cứ sự việc nào.
  • Xảy ra tình trạng khó tập trung và nhầm lẫn trong xử lý công việc.
  • Gặp khó khăn trong việc thay đổi kế hoạch, cảm thấy không thoải mái.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Xuất hiện thở nhanh nông, khó thở (nhịp thở lớn hơn 30 lần/phút, xuất hiện thở hổn hển không rõ lý do).
  • Tim đập nhanh hơn, xuất hiện hồi hộp đánh trống ngực.[2]

Khó chịu trong người là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Khó chịu trong người có thể gây nên tình trạng thở nhanh

4Các bệnh lý liên quan

  • Bệnh tâm thần: trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách, nghiện chất kích thích, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt…
  • Bệnh mạn tính: tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư, viêm khớp…
  • Bệnh cấp tính: cúm, sốt, cảm lạnh, đau tai, đau răng…
  • Bệnh liên quan đến cân bằng hormone: cường giáp, tiền mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, mang thai…

5Cách chẩn đoán

Hỏi bệnh: Bác sĩ tiến hành khai thác tình trạng khó chịu trong người diễn ra bao lâu, có thường xuyên xuất hiện không, có tình huống gì đặc biệt không, có những triệu chứng nào kèm theo và có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống hay không.

Đồng thời tìm hiểu về các bệnh mà bạn đang gặp phải, những thay đổi trong sinh hoạt khiến bạn khó chịu, những vấn đề tâm lý mà bạn đang gặp phải.

Xét nghiệm: dựa vào các nguyên nhân hướng tới mà bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm để phát hiện những bệnh liên quan như tình trạng thiếu máu, glucose trong nước tiểu…

6Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi xuất hiện tình trạng khó chịu trong thời gian dài (trên 7 ngày) mà bạn không thể tự điều chỉnh được hoặc tâm trạng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng thực thể như sốt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, thở nhanh, luôn buồn bực, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân.

Nơi khám chữa khi khó chịu trong người

Khi gặp tình trạng khó chịu trong người, bạn nên đến các chuyên khoa Nội để được thăm khám và điều trị. Tham khảo một số bệnh viện đa khoa uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Quân đội 108…

7Các phương pháp chữa bệnh khó chịu trong người kéo dài

Điều trị khó chịu trong người phụ thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng này. Với mỗi nguyên nhân khác nhau thì các cách điều trị cũng khác nhau.

  • Với các bệnh tâm lý: người bệnh được giới thiệu đến gặp bác sĩ tâm thần để tiến hành trị liệu tâm lý và dùng thuốc khi cần.
  • Nguyên nhân do chất kích thích: bỏ từ từ hoặc bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào loại chất gây nghiện đang dùng và các dấu hiệu xảy ra sau khi bỏ chất kích thích.
  • Mất cân bằng hormone: sử dụng liệu pháp hormone để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Bệnh lý mạn tính: Điều trị giảm nhẹ hoặc dứt điểm bệnh lý mạn tính thường sẽ giúp bạn thoát khỏi triệu chứng khó chịu trong người
  • Nguyên nhân do lối sống: yêu cầu thay đổi lối sống để duy trì sức khỏe tốt, tâm trạng vui tươi, thoải mái.

8Biện pháp phòng ngừa

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động. Hạn chế chất béo bão hòa, các món chiên xào, tăng cường vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tập thể thao thường xuyên: giúp cơ thể sản sinh ra các hormone khiến cơ thể thoải mái, sảng khoái và có giấc ngủ sâu hơn. Đầu tư vào giấc ngủ chất lượng: xây dựng một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ khiến cơ thể thoải mái, tránh các rối loạn tâm lý không đáng có. Thư giãn: thực hành một số bài tập hít thở sâu, thiền, yoga… giúp cơ thể thoải mái, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân hoặc bác sĩ khi cần thiết: thường xuyên chia sẻ những căng thẳng trong lòng để giúp hạn chế những lo âu trong cuộc sống.[2]

Khó chịu trong người là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Thường xuyên tâm sự với bạn bè sẽ giúp ngăn tình trạng khó chịu trong người

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về khó chịu trong người, đặc biệt là những phương pháp để cải thiện tình trạng này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button