Tra Cứu

Cao răng – tác hại và cách phòng ngừa

Hầu hết chúng ta đều bị tình trạng cao răng bám xung quanh chân răng, kẽ răng hay các vùng răng khó nhìn thấy khác. Vậy tại sao lại có cao răng? Cao răng có phòng ngừa được không? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn.

Cao răng là gì?

cao răng còn được gọi là vôi răng, là những mảng bám cứng dính chặt vào bề mặt răng. Vôi răng hình thành do các vi khuẩn tác động lên các thức ăn còn sót lại, lâu ngày sẽ tích tụ và cứng dần bám chặt ở ngay đường nướu hoặc dưới đường nướu, có thể gây kích ứng mô nướu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của cao răng là lớp có màu vàng hoặc nâu trên răng hoặc nướu, tương đối gây mất thẩm mỹ.

Cao răng còn tạo thêm diện tích cho mảng bám phát triển và bám chặt hơn từ đó sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn như sâu răng và các bệnh về nướu. Vôi răng không thể được tự lấy bằng bàn chải hoặc bất cứ dụng cụ nào khác, mà cần đến phòng khám nha khoa để nha sĩ lấy sạch chúng bằng kỹ thuật riêng và máy móc chuyên dụng. Quá trình này gọi là lấy cao răng và nó thường được kết hợp thêm với đánh bóng răng.

Quá trình hình thành cao răng diễn ra như thế nào?

Bề mặt răng sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ bắt đầu có sự hình thành các mạng vô khuẩn. Sự hình thành và xuất hiện của màng vô khuẩn là yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn có chỗ để bám vào bề mặt răng. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tích tụ và tạo thành mảng bám dày đặc.

Quá trình hình thành cao răng

Ở giai đoạn ban đầu khi chỉ là mảng bám, chúng ta có thể loại bỏ chúng bằng cách chải răng thông thường. Nhưng khi mảng bám tồn tại trong thời gian dài, nó sẽ trải qua quá trình vôi hóa do tác động của các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và các yếu tố khác, khiến cho mảng bám trở nên cứng và bám chặt vào bề mặt răng hoặc dưới nướu. Khi đó, mảng bám đã tiến triển thành cao răng (vôi răng), và để loại bỏ nó, chúng ta cần tới các phòng khám nha khoa.

Qua đó cho thấy, vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn đóng vai tròn quyết định trong việc ngăn ngừa vôi răng.

Tác hại của cao răng

  • Cao răng bám trên răng gây cản trở cho việc vệ sinh răng miệng, dễ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
  • Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm hỏng men răng, dẫn đến sâu răng.
  • Độc tố của vi khuẩn trong các mảng cao răng trong kẽ răng có thể gây ra viêm. Nếu để lâu, vôi răng có thể phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng và có thể làm rụng răng. Vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu… Nếu không được theo dõi loại bỏ và vệ sinh đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu, mô nha bị suy yếu, đẩy lợi tụt xuống, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay và hậu quả cuối cùng là rụng mất răng.
  • Bệnh nha chu còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, đái tháo thường… ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể
  • Cao răng không những đe đọa sức khỏe của răng và nướu mà nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của những chiếc răng. Vì cao răng xốp nên nó sẽ dễ dàng bắt màu. Do đó nếu bạn uống trà hoặc cà phê hay hút thuốc sẽ tạo điều kiện tốt và thuận lợi cho cao răng hình thành.

Phòng ngừa cao răng thế nào?

Vì những tác hại gây ra bởi vi khuẩn tồn tại trong cao răng, cách tốt nhất vẫn là ngăn ngừa sự hình thành cao răng – môi trường ẩn náu lý tưởng cho chúng.

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, tốt nhất nên đánh răng sạch sẽ sau khi ăn.
  • Súc miệng với nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, loại bỏ các thức ăn thừa bám vào.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn những thức ăn bám dính, cần đánh răng sau mỗi lần ăn những thức ăn có màu, có độ bám dính cao.
  • Thăm khám bác sĩ nha khoa, thực hiện lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/ 1 lần để tránh hình thành cao răng quá lâu, gây khó khăn cho việc làm sạch răng.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cao răng và quan tâm hơn tới vấn đề này. Liên hệ ngay cho Nha Khoa Minh Khai để được tư vấn và đánh giá chính xác nhất tình trạng vôi răng của bạn và có giải phấp khăc phục nhé.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button