Tra Cứu

Đài Loan có thuộc Trung Quốc không? Giải đáp Chính xác – Chi tiết

Là một trong những điểm đến hàng đầu thế giới hiện nay, Đài Loan luôn khiến du khách say mê vì phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời cũng nhiều món ăn độc đáo như trà sữa, bánh dứa, mì bò,… Hiện nay, không ít người tò mò rằng liệu Đài Loan có thuộc Trung Quốc không và tại sao Đài Loan lại phải tách ra khỏi Trung Quốc. Tất cả những thắc mắc này đều sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt khám phá nhé!

Đài Loan ở đâu?

Về vị trí địa lý, Đài Loan (hay còn gọi là Taiwan) là một quốc đảo nằm ở vùng Đông Á, phía Tây Bắc của Thái Bình Dương. Lãnh thổ của Đài Loan bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ xung quanh trong quần đảo Bành Hổ, được bao bọc bởi Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan. Với diện tích khoảng 36.000 km2 bao gồm 30% diện tích đồng bằng và 70% là núi đồi, Đài Loan giáp với Trung Quốc đại học ở phía Đông, giáp với Nhật Bản ở phía Nam còn phía Bắc giáp với Philippines.

Đài Loan là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng nhờ nằm ở nút giao giữa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc tính đến giữa năm 2021, Đài Loan có số dân là 23.857.702 người, chiếm 0.30% dân số thế giới và đứng thứ 57 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Thành phần chủ yếu của dân cư Đài Loan là người Hán và người Hoa Nam, người Hoa Đông nhập cư từ các khu vực ở Ma Cao, Hồng Kông, Trung Quốc đại lục,…

Về mặt hành chính, trước khi có quốc kỳ hay chính phủ riêng như hiện tại, Đài Loan và các hòn đảo nhỏ bao quanh nó vốn là một tỉnh của Trung Quốc. Từng bị đất nước tỷ dân này xâm chiếm nhưng sau này Đài Loan lại trở thành thuộc địa của Nhật Bản và dần dần tách biệt ra khỏi Trung Quốc, thành lập chính quyền riêng như hiện nay.

Đài Loan có thuộc Trung Quốc không?

Trong quá khứ Đài Loan là đơn vị hành chính của Trung Quốc. Vậy hiện nay Đài Loan có thuộc Trung Quốc không? Đây chắc chắn là điều mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Muốn lý giải được điều này, trước tiên ta cần quay lại lịch sử xem thử Đài Loan đã từng là thuộc địa của quốc gia nào. Trước khi có nền độc lập chủ quyền như bây giờ với chính phủ và nhà nước riêng vào năm 1949, Đài Loan từng là thuộc địa của Trung Quốc, các nước phương Tây lẫn Nhật Bản.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng con người đã hiện diện ở Đài Loan từ hơn 30.000 năm trước. Kể từ thời Tam Quốc (230 TCN), người Trung Quốc cổ đã tồn tại trên đảo chính Đài Loan và phân chia các hòn đảo xa bờ thành Tiểu Lưu Cầu (đảo Ryukyu của Nhật Bản ngày nay) và Đại Lưu Cầu (tức Đài Loan. Từ đóm người Hán cũng bắt đầu định canh định cư trên quần đảo. Đến năm 203, cư dân sinh sống ở đất liền Trung Quốc đại lục bắt đầu lợi dụng kiến thức văn hóa để khai thác Đài Loan. Ngô Tôn Quyền cử 10.000 thủy quân vượt biên hòng chiếm đóng lấy đảo Đài Loan.

Bằng nhiều phương thức như đưa quân đi dò tìm người địa phương để tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sinh hoạt (thời nhà Tùy), cử dân cư đến đảo Đài Loan để khai hoang (thời nhà Đường, nhà Tống), đặt “Tuần Kiểm Tư” để bắt đầu chính quyền riêng (thời nhà Nguyên), Trung Quốc đại lục dần dần chiếm đóng và Đài Loan cũng trở thành một bộ phận trong lãnh thổ đất nước này.

Được thiên nhiên ưu ái vị trí thuận lợi, sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng lại nằm ở nơi giao thoa, cửa ngỏ ra biển của nhiều nước nên Đài Loan trở thành mục tiêu bị nhiều quốc gia muốn lăm le xâm chiếm. Đến giữa thế kỷ 16, Đài Loan trở thành “miếng mồi” ngon của thực dân phương Tây. Lần lượt Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tiến hành xâm lược, chiếm đóng lãnh thổ đảo quốc này. Đến năm 1642, một cường quốc khác là Hà Lan tiếp tục nhảy vào cuộc chiến nhằm cắn xé và biến Đài Loan trở thành thuộc địa của mình.

Không chịu khuất phục trước sự hành hạ, bóc lột tàn bạo của thực dân Hà Lan đối với người dân cả nước, anh hùng Trịnh Thành Công đã đứng lên khởi nghĩa, nhằm giành lại tự do và trục xuất Hà Lan ra khỏi lãnh thổ Đài Loan. Trải qua 3 đời nhà họ Trịnh, Đài Loan dần trở nên phát triển đến mức cực thịnh về cả nông nghiệp, công nghiệp lẫn thương nghiệp. Giai đoạn này còn được biết đến với tên gọi là “Thời Đại Minh Trịnh”.

Lịch sử của Đài Loan không chỉ gắn với Trung Quốc một giai đoạn mà chính xác là hai. Đến năm 1683, nhà Thanh một lần nữa vẫn không nguôi hy vọng và mục tiêu biến Đài Loan thành thuộc địa của mình, cử Trịnh Khắc Sảng đem sang tấn công và đặt một phủ ba huyện ở Đài Loan thuộc tỉnh Phúc Kiến. Kể từ đó, Đài Loan chính thức là thuộc địa của Trung Quốc đại lục, phụ thuộc về cả chính trị, kinh tế, văn hóa,… Năm 1885, Đài Loan trở thành một tỉnh của Trung Quốc.

Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Trung Quốc, liên hệ về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa. Đến năm 1885, chính phủ nhà Thanh nâng cấp Đài Loan thành một tỉnh, do Lưu Minh Truyền làm tuần phủ đầu tiên. Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật Bản kể từ năm 1894. Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật, chính phủ nhà Thanh bị quân Nhật đánh bại nên chấp nhận phải cắt Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật trong thời gian 50 năm. Đến năm 1942, Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến chống lại Nhật Bản, đứng về phe Trung Quốc. Trong tuyên bố Cairo vào năm 1943, một trong số các yêu cầu của phe Đồng Minh là Đài Loan và Bành Hổ phải thuộc về Trung Quốc.

Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Đây cũng là thời điểm Đài Loan lại một lần nữa được đặt dưới quyền kiểm soát hành chính của chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Năm 1949, hai chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tách khỏi tầm kiểm soát của nhau và cùng song song tồn tại hai chính quyền, nhà nước và quân đội riêng biệt. Theo thời gian, Đài Loan đã xây dựng và lưu giữ những nét văn hóa riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc, không lẫn với bất cứ nơi nào khác kể cả Trung Quốc. Nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan – bà Thái Văn Anh khẳng định: “Đài Loan là một quốc gia độc lập và có chủ quyền riêng”.

Có thể nói, Đài Loan có thuộc Trung Quốc không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trên thế giới hiện nay. Thật khó để có một lời khẳng định cụ thể, chắc chắn và rõ ràng vì hiện nay Đài Loan chỉ mới đang tự công nhận mình là một quốc gia riêng biệt. Tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà họ sẽ cho rằng Đài Loan thuộc Trung Quốc hay là một đất nước độc lập.

Người Đài Loan nói tiếng gì? Tiếng Đài Loan có giống tiếng Trung Quốc không?

Vì là quốc gia có nhiều dân tộc nhập cư, Đài Loan có rất nhiều loại ngôn ngữ. Hơn nữa, vì từng bị Nhật Bản và các nước phương Tây chiếm đóng nên người Đài Loan đa phần có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay 2 ngôn ngữ chính được sử dụng nhiều nhất ở đây là tiếng Phổ thông và tiếng Phúc Kiến. Tiếng Quan Thoại là loại ngôn ngữ được dùng phổ biến ở khu vực phía Nam Đài Loan và được công nhận làm ngôn ngữ chính thức kể từ năm 1945.

Vì phần lớn dân số là người Phúc Kiến nên loại ngôn ngữ này phổ biến thứ hai ở Đài Loan. Tuy nhiên, hầu như chỉ có người trung niên và lớn tuổi mới dùng tiếng Phúc Kiến. Một số bộ phận người trẻ ở Đài Loan cũng sử dụng tiếng Nhật như ngôn ngữ thứ 2. Điều này khiến Đài Loan càng trở nên độc đáo, khiến du khách bất ngờ vì nền văn hóa đa dạng, được pha trộn từ nhiều khu vực trên thế giới. Người Đài Loan nói tiếng Anh như gió và nó cũng được mang vào làm môn học giảng dạy ở trường. Nếu đến Đài Loan du lịch và thành thạo tiếng Anh, bạn vẫn dư sức khám phá mà không phải dùng từ điển tiếng Trung.

Giữa tiếng Đài Loan và tiếng Trung có một số điểm khác biệt. Tiếng Đài Loan sử dụng ngôn ngữ Phồn Thể, còn tiếng phổ thông Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ Giản Thể. Chữ Giản Thể là loại chữ hiện đang được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore. Loại ngôn ngữ này đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn vì tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm chứ không phải là đa âm. Không chỉ bao hàm việc học thuộc hình dáng mà đằng sau mỗi chữ còn có ý nghĩa thâm sâu và mà người xưa truyền lại. Tuy nhiên, tiếng Trung chủ yếu phát ra âm bằng nên nghe ít có cảm giác bằng tiếng Đài Loan có tiết tấu trầm bổng đa dạng hơn, tạo nên giọng nói hay như tiếng hát.

Còn ngôn ngữ Phồn Thể có hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu khá phức tạp nên nếu là người nước ngoài khi lần đầu tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể sẽ khá khó khăn trong việc tiếp thu. Tiếng Đài Loan hiện nay không có nhiều tài liệu tham khảo và luyện chữ.

Đài Loan khác gì với Trung Quốc?

Dù hiện nay Đài Loan có thuộc Trung Quốc không hay là một đất nước độc lập có chủ quyền riêng thì giữa hai quốc gia này vẫn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.

Wifi, Internet

Hệ thống wifi và mạng Internet ở Đài Loan nổi tiếng với sự ổn định mượt mà. Du khách khi đến đây du lịch không phải lo lắng về việc không có mạng để sống ảo, cập nhật tin tức. Bạn có thể truy cập Youtube, Facebook, Gmail, Zalo, Instagram, Skype, Twitter,… cùng nhiều mạng xã hội và ứng dụng khác như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có một nhược điểm là các điểm phát wifi miễn phí ở nơi công cộng như ga tàu điện ngầm ở Đài Loan có lẽ sẽ hơi yếu.

Wifi tưởng chừng như là điều bình thường và phổ biến thì ở Trung Quốc, điều này không hề được áp dụng. Những ứng dụng mà mọi người đều sử dụng như Google Maps, Google Drive, Instagram, Netflix, Facebook, Youtube, Gmail, Twitter,… đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống tường lửa và được chính phủ kiểm duyệt gắt gao. Du lịch Trung Quốc, bạn phải làm quen với mạng xã hội riêng như Weibo và Baidu. Điều này có thể sẽ hơi bất tiện. Muốn dụng các mạng xã hội phổ biến hay liên lạc với người thân ở Việt Nam, bạn phải tải VPN hoặc dùng sim 4G.

> Xem thêm:

  • Du lịch Nha Trang cần chuẩn bị gì?
  • Du lịch Phú Quốc ăn gì ở đâu?
  • Đặc sản ở Cát Bà

Tiền tệ

Tiền tệ ở Trung Quốc và Đài Loan không hề giống nhau và và tỷ giá với VND cũng khác nhau. Cụ thể, Đài Loan sử dụng tiền Tân Đài tệ (TWD) với tỷ giá là 1 TWD – 760 VND. Trung Quốc dùng đồng nhân dân tệ (CNY) có tỷ giá là 1 Nhân dân tệ (CNY) = 3.420 VND

Hướng dẫn xin visa Đài Loan

Bạn thấy đấy, mặc dù quyền độc lập của Đài Loan hiện nay vẫn đang còn là vấn đề gây tranh cãi nhưng điều này cũng không khiến Đài Loan mất đi sức hút đối với du khách. Đó là lý do mà nhu cầu xin visa đi du lịch Đài Loan ngày một tăng cao hơn. Nếu là người Việt, bạn có thể xin visa theo 3 cách: xin trực tiếp – nộp hồ sơ như cách truyền thống, xin visa điện tử và xin visa đoàn.

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa du lịch Đài Loan bao gồm:

  • Hộ chiếu có thời hạn 6 tháng trở lên bản gốc (có ký tên), phô tô các trang visa và dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu và photo Hộ chiếu.
  • Tờ khai xin cấp thị thực (ký tên, dán ảnh): điền tại trang web https://visawebapp.boca.gov.tw(General Visa),sau đó in ra nộp cùng các giấy tờ liên quan khác.
  • 2 ảnh 4×6 nền trắng chụp trong vòng 3-6 tháng
  • Hộ chiếu (còn thời hạn từ 6 tháng trở lên) và photo Hộ chiếu
  • Chứng minh nghề nghiệp của du khách (Hợp đồng lao động, BHYT, BHXH…). Nộp bản phô tô, bản gốc kèm theo để đối chiếu xong trả lại.
  • Đơn xin nghỉ phép có dấu và ký tên của chủ quản công ty. Nếu là giám đốc thì chỉ cần giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty.
  • Chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm). Nộp bản phô tô, bản gốc để kèm theo đối chiếu xong trả lại.
  • Booking vé hai chiều.
  • Booking khách sạn.
  • Hành trình du lịch Đài Loan.

Công dân Việt Nam có thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ cư trú hoặc visa còn hiệu lực đã hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Anh, các nước Schengen, Hàn Quốc và Đài Loan (không tính trường hợp đi lao động phổ thông), có thể xin visa Đài Loan điện tử mà không mất phí xin visa với thủ tục cực kỳ đơn giản. Để xin visa đi Đài Loan tự túc, bạn chỉ có thể đến trực tiếp 2 địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM:

Văn Phòng Kinh Tế & Văn Hóa Đài Bắc ở Hà Nội:

  • Địa chỉ: tầng 21, tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
  • Số điện thoại: (024)3833 5501 – đường dây số 5
  • Nơi tiếp nhận hồ sơ: tầng 20A, tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy
  • Thời gian làm việc: từ 8:00 đến 17:30, thứ 2 đến thứ 6.

Văn Phòng Kinh Tế & Văn Hóa Đài Bắc ở TP.HCM:

  • Địa chỉ: 336 Nguyễn Tri Phương, phường 4, quận 5, TP.HCM
  • Số điện thoại: (028)38349160 – đường dây số 65
  • Thời gian làm việc: từ 8:00 đến 17:30, thứ 2 đến thứ 6.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button