Tra Cứu

IMC Plan Là Gì? Chìa Khóa Thành Công Của Chiến Dịch Truyền Thông Marketing Tích Hợp

Trong thế giới kinh doanh và marketing, IMC Plan (Integrated Marketing Communications Plan) đã trở thành một thuật ngữ quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo. Vậy IMC Plan là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?

Trong bài viết dưới đây Glints sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về chủ đề này, cũng như bật mí cho bạn cách để có một chiến dịch IMC thành công.

IMC plan là gì?

IMC plan là gì?Integrated Communication plan là gì? IMC plan hay Integrated Marketing Communication (kế hoạch truyền thông marketing tích hợp).

Định nghĩa về truyền thông marketing tích hợp theo quan điểm của Hiệp hội các đại lý quảng cáo ở Mỹ (4As)là: Truyền thông marketing tích hợp là một cách tiếp cận mới trong truyền thông marketing giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing của mình trong qua việc sử dụng và phối hợp các hình thức truyền thông hỗ trợ nhau”.

Theo quan điểm hiện đại, IMC được định nghĩa là “một quá trình kinh doanh mang tính chiến lược được sử dụng để lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình truyền thông thương hiệu có tính thuyết phục, có khả năng đo lường và được phối hợp tác động tới khách hàng, người tiêu dùng, nhân viên, khách hàng tiềm năng, và những người có liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mục đích nhằm thu lợi nhuận trong ngắn hạn và xây dựng thương hiệu, giá trị cổ đông trong dài hạn.” – Don Schultz, trường Đại học Tây Bắc (Hoa Kỳ).

Các khái niệm này nhấn mạnh đến 4 nội dung quan trọng về bản chất của IMC bao gồm:

  • Đây là một quá trình kinh doanh chiến lược.
  • Khách hàng là một phần quan trọng của quá trình.
  • Yêu cầu đảm bảo sự giải trình, tính minh bạch và khả năng đo lường kết quả, hiệu quả chương trình truyền thông.
  • Mục tiêu IMC không chỉ hướng đến tạo ra lợi nhuận ngắn hạn mà còn tập trung vào xây dựng thương hiệu và giá trị dài hạn.

Cách lập IMC plan hiệu quả

Để lập một kế hoạch IMC hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

Xác định mục tiêu truyền thông

Để bắt đầu kế hoạch truyền thông, bạn cần xác định các mục tiêu cần đạt được sau chiến dịch của mình. Ba loại mục tiêu của một kế hoạch IMC bao gồm:

  • Mục tiêu kinh doanh: liên quan đến các chỉ số về lợi nhuận, doanh thu
  • Mục tiêu marketing: liên quan đến sự thay đổi hành vi của công chúng
  • Mục tiêu truyền thông: liên quan đến sự thay đổi ý thức của công chúng

Đọc thêm: SMART Model Là Gì? 5 Bước Siêu Thông Minh Giúp Bạn Lập Kế Hoạch, Đạt Mục Tiêu

Xác định TA

TA hay Target audience (công chúng mục tiêu) được xác định là đối tượng mà hoạt động truyền thông của doanh nghiệp sẽ hướng đến nhằm hiện thực các mục tiêu truyền thông đề ra.

Thông qua việc phân tích các khía cạnh của khách hàng như nhân khẩu học, tâm lý và hành vi, sẽ giúp các marketer phát hiện nhóm đối tượng mục tiêu phù hợp với chiến dịch.

Xác định insight

Insight hay sự thật ngầm hiểu là những điều mà công chúng không thể hiện ra ngoài. Để phát hiện ra những insight đắt giá, marketer cần thực hiện nghiên cứu và phân tích về công chúng mục tiêu, thị trường một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, các marketer cũng cần phân tích về hoạt động truyền thông của đối thủ cạnh tranh để tìm ra những insight mang tính đột phá và khác biệt.

Xác định Big idea của chiến dịch

Sau khi đã có insight của công chúng mục tiêu, các marketer sẽ định hình ý tưởng lớn (big idea) của toàn chiến dịch. Khi đó, các hoạt động triển khai trong chiến dịch sẽ bám theo ý tưởng lớn.

Communication plan là gì?
Các bước xây dựng một kế hoạch truyền thông marketing tích hợp

Bên cạnh big idea, các marketer có thể tạo ra một key message (thông điệp) xuyên suốt chiến dịch để truyền tải giá trị của doanh nghiệp đến công chúng mục tiêu.

Một số điều cần cân nhắc khi xác định big idea:

  • Xuất phát từ insight công chúng mục tiêu
  • Có tính khả thi (phù hợp với mục tiêu và nguồn lực)
  • Thể hiện được vai trò của thương hiệu

Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể

Ở giai đoạn này, các marketer sẽ lên một kế hoạch triển khai cụ thể theo từng giai đoạn (phase).

Trong mỗi giai đoạn, marketer cần xác định mục tiêu chính là gì, thông điệp chính (có thể trùng hoặc liên quan đến key message của toàn chiến dịch), key hook (hoạt động truyền thông chính của thương hiệu), chiến thuật, cũng như ngân sách dự trù.

Đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả chiến dịch là một bước không thể thiếu. Khi đó, bạn cần đặt ra các chỉ số đo lường cụ thể cho từng hoạt động, cũng như cách thức đo lường mức độ hiệu quả.

Chẳng hạn, mục tiêu của bạn là gia tăng nhận diện thương hiệu, các chỉ số cần được đo lường có thể là lượt tiếp cận (reach), lượt tương tác với thương hiệu (engagement), v.v.

Đọc thêm: Các Ngành Truyền Thông: Tìm Hiểu Các Ngành Về Communication Và Media

Chìa khóa tạo nên sự thành công của chiến dịch IMC

Doanh nhân nổi tiếng người Mỹ – Tom Duncan cho biết, yếu tố tạo nên sự thành công của một chiến lược truyền thông marketing tích hợp là sự nhất quán.

Ông định nghĩa tính nhất quán chiến lược như một tam giác, tại mỗi điểm của tam giác thể hiện các thông điệp của thương hiệu có tính liên kết và nhất quán với nhau.

imc plan report
Yếu tố then chốt tạo ra một chiến dịch truyền thông tích hợp thành công

Tam giác nhất quán đề cập đến: những điều thương hiệu nói, những điều thương hiệu làm và những điều mọi người nó về thương hiệu. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp xác định lỗ hổng của một chiến lược IMC.

Các yếu tố, say, do, confirm cần có sự liên kết và nhất quán với nhau, nếu không doanh nghiệp khó có thể tạo ra sự kết nối giữa các kênh truyền thông, gây hiểu nhầm về thương hiệu.

Đọc thêm: Top 6 Kỹ Năng Không Thể Thiếu Của Người Làm Truyền Thông

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “IMC plan là gì?” và cách để có một chiến dịch truyền thông marketing tích hợp thành công mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin giá trị và bổ ích.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay đóng góp nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Tác Giả

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button