Tra Cứu

Nhóm máu O Rh+ là gì? Nhóm máu O Rh+ có được coi là nhóm máu hiếm không?

Trong hệ nhóm máu ABO, người có nhóm O chiếm tỉ lệ chủ yếu, chiếm khoảng 42,1% dân số. Việc phân biệt nhóm máu O Rh+ hay O Rh- phụ thuộc chủ yếu vào sự có mặt của kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu. Mỗi chúng ta nên biết bản thân mang nhóm máu gì bởi điều này rất quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu.

Nhóm máu O Rh+ là nhóm máu gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thành phần của máu. Máu gồm hai thành phần chính là huyết tương và thể hữu hình (huyết cầu). Các thành phần hữu hình của máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cẩu, chiếm từ 43% đến 45% tồng thể tích của máu. Phần huyết tương chứa nước, chất hữu cơ, các chất điện giải, protein và sản phẩm của các quá trình chuyển hoá. Việc xác định nhóm máu có liên quan đến tế bào hồng cầu.

Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại nhóm máu. Tuy nhiên, tại Việt Nam có hai hệ thống nhóm máu chính thường được sử dụng là hệ thống nhóm máu Rhesus và hệ thống nhóm máu ABO.

Trong hệ thống nhóm máu ABO, nhóm máu được chia ra làm bốn nhóm cơ bản là A, B, O và AB dựa trên sự có mặt của kháng nguyên A hay B hay cả hai và kháng thể kháng lại kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nhóm máu O là nhóm máu không có kháng nguyên A, B và có kháng thể kháng kháng nguyên A, B trong huyết tương.

Theo phân loại Rhesus thì nhóm máu được chia làm hai loại là Rh+ và Rh-. Nhóm máu Rh+ là nhóm máu có kháng nguyên Rh trên mặt tế bào hồng cầu còn Rh- thì ngược lại. Theo các thống kê gần đây tại Việt Nam, người mang nhóm máu Rh+ (chiếm khoảng 37,4%) nhiều hơn so với người mang nhóm máu Rh-.

Nhóm máu O Rh+ có phải nhóm máu hiếm?

Nhóm máu hiếm là nhóm máu mà tỉ lệ người mang nhóm máu này trong xã hội thấp. Tại Việt Nam, đa số mọi người mang nhóm máu Rh, nghĩa là bao gồm 4 nhóm là nhóm máu O Rh+, A Rh+, B Rh+ và AB Rh+. Tại Mỹ, tỉ lệ các nhóm máu này như sau:

  • Nhóm máu A+ là 30%.
  • Nhóm máu A – là 6%.
  • Nhóm máu B – là 2%.
  • Nhóm máu B + là 9%.
  • Nhóm máu AB – là 1%.
  • Nhóm máu AB + là 4%.
  • Nhóm máu AB – là 1%.
  • Nhóm máu O + là 39%.
  • Nhóm máu O – là 9%.

Như vậy ở Mỹ, khoảng 82% dân số là mang nhóm máu Rh+. Trong đó, nhóm máu chiếm tỉ lệ lớn nhất là nhóm máu O.

Ớ Việt Nam người mang nhóm máu O chiếm tỉ lệ lớn nhất khoảng 42,1%, tiếp đó là nhóm B với 30,1%, nhóm A 21,1% và cuối cùng hiếm nhất là nhóm máu AB với tỉ lệ 6,6%. Chỉ có 0,04 – 0,07% dân số nước ta có nhóm máu Rh-, còn lại đa số là thuộc nhóm máu Rh+.

Nói tóm lại, người mang nhóm máu O Rh+ ở Việt Nam khá nhiều và người mang nhóm máu này không phải là nhóm máu hiếm.

Những nguy cơ mắc phải ở người mang nhóm máu hiếm

Sự ra đời của hệ thống phân loại nhóm máu đã giúp ích rất nhiều trong lĩnh vực y học, đặc biệt trong những trường hợp cần phải truyền máu cấp cứu, trong điều trị các bệnh lý huyết học.

Khi ta truyền một nhóm máu lạ vào cơ thể, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ nhận ra và sản xuất ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên lạ trên tế bào hồng cầu. Hậu quả là hình thành các phức hợp kháng nguyên – kháng thể gây ra tình trạng tan máu do ngưng kết hồng cầu. Tuy nhiên nếu truyền đúng nhóm máu thì vấn đề trên rất hiếm khi xuất hiện. Thông thường nhóm máu O là nhóm máu cho và nhóm máu AB là nhóm máu nhận.

Người mang nhóm máu hiếm, cụ thể nhóm máu Rh- thì nguy cơ sẽ cao hơn so với những người thuộc nhóm máu phổ biến khác. Lý do bởi do số lượng người mang nhóm máu này ít nên số lượng máu dự trữ trong bệnh viện rất thấp. Bên cạnh đó, người nhóm máu này chỉ nhận được máu truyền cùng nhóm máu với nó. Khi không may xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc sau đẻ mất máu hay cần máu để phẫu thuật gấp mà máu dự trữ không có thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Một trường hợp khác cần lưu ý ở người mang nhóm máu hiếm là khi họ mang thai. Ở lần mang thai thứ nhất, đứa trẻ sinh ra vẫn phát triển khỏe mạnh. Nhưng ở lần mang thai thứ hai, nếu đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ thì bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con có thể xảy ra. Đứa trẻ sinh ra sẽ có biểu hiện vàng da xuất hiện sớm, trường hợp nặng người mẹ có thể sinh non, thai chết lưu.

Người nhóm máu O Rh+ có tham gia hiến máu được không?

Tế bào hồng cầu được sinh ra ở tủy xương và có đời sống trung bình trong máu ngoại vi là 120 ngày (3 tháng). Sau một thời gian thực hiện các chức năng của mình, hồng cầu già sẽ bị mất màng tế bào và bị phá hủy ở tế bào gan và lách.

Việc tham gia hiến máu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào hồng cầu mới ở tủy xương. Bên cạnh đó khi tham gia hiến máu, chúng ta sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và sàng lọc một số bệnh như virus viêm gan B, HIV, giang mai. Nhiều người khi tham gia hiến máu mới biết mình mắc bệnh mà kịp thời điều trị.

Ngoài ra, hiến máu là cho đi, việc hiến máu sẽ làm mất đi nhiều thành phần như tiểu cầu, sắt, kali, cholesterol… Nhờ đó, giúp giảm quá trình oxy hóa cholesterol, giảm nguy cơ mắc xơ vữa mạch máu và các nguy cơ tim mạch.

Nhiều người khi biết mình thuộc nhóm máu hiếm thường có tâm lý không nên đi hiến máu. Tuy nhiên, trên thực tế vì số lượng người thuộc nhóm máu hiếm đã rất ít nên việc hiến máu là vô cùng quan trọng, giúp tăng số lượng máu dự trữ. Ngoài ra, về mặt sinh lí của cơ thể dù chúng ta có đi hiến máu hay không thì tế bào hồng cầu cũng đều sẽ chết đi trong khi việc tham gia hiến máu lại đem lại rất nhiều lợi ích.

Người có nhóm máu O Rh+ không thuộc nhóm máu hiếm, việc tham gia hiến máu là hoàn toàn được. Để cho an toàn, chúng ta nên đến các cơ sở y tế hoặc các chương trình do cơ sở y tế tổ chức để được kiểm tra, tư vấn và theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất.

Mong rằng những thông tin trên đây về người nhóm máu O Rh+ sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc phần nào. Hãy theo dõi thêm các bài viết của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button