4 đề đọc hiểu bài Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) có đáp án chi tiết
- 100+ Tên hay cho con gái họ Trương theo phong thủy
- Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
- Nối từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu trắng: | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Bộ tên Hồng hay nhất quả đất cho bé gái siêu đáng yêu
- Giải SBT bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu một số bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ). Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!
Bạn đang xem: 4 đề đọc hiểu bài Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) có đáp án chi tiết
Đọc hiểu tiếng việt Lưu Quang Vũ – Đề số 1
Đọc đoạn thơ duới đây rồi trả lời các câu hỏi:
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Bạn đang xem: 4 đề đọc hiểu bài Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) có đáp án chi tiết
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
…
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
…
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB Văn học 2002)
Câu 1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì ?
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
Câu 4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị ) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
Đáp án
Câu 1: Những phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm, tự sự, miêu tả
Câu 2:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: So sánh
– Nêu tác dụng: Biện pháp so sánh được sử dụng khiến hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ là: Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.
Câu 4: Hướng dẫn viết bài: Các em có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để hoàn thành đoạn văn của mình
– Câu thơ cho thấy những ân tình của tiếng Việt, những giá trị cao cả mà tiếng Việt bồi đắp và dẫn dắt.
– Câu thơ cũng nhắc nhở về tình cảm mến yêu tha thiết, ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ, bảo vệ làm cho tiếng Việt
………………………………………………………………………..
Đọc hiểu tiếng việt Lưu Quang Vũ – Đề số 2
Đọc đoạn thơ duới đây rồi trả lời các câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Xem thêm : Nêu cảm nhận về bài thơ Bác ơi (Tố Hữu)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
Đáp án
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ tự do.
Câu 2:
– Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là: So sánh.
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Như gió nước không thể nào nắm bắt
– Tác dụng: hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
Câu 3: Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
Câu 4: Mỗi thí sinh được đưa ra lý lẽ và quan điểm cá nhân dựa trên tinh thần của bài thơ
– Ví dụ:
+ Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết
+ Phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai Tiếng Việt
………………………………………………….
Đọc hiểu tiếng việt Lưu Quang Vũ – Đề số 3
Đọc đoạn thơ duới đây rồi trả lời các câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Câu 1. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Phân tích giá trị của từ láy trong câu thơ Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Câu 3.
Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Ống tre ngà và mềm mại như tơ.
Câu 4. Hãy chỉ ra ngắn gọn thái độ của tác giả được gửi gắm trong nhũng vần thơ trên.
Đọc văn bản dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 6
“Cái gì đã tạo ở Nguyên Hồng một chủ nghĩa lạc quan vững khỏe đến như thế? Đó là lý tưởng cách mạng mà nhà văn đã tiếp thu được ngay từ thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhất là từ khoảng từ 1938-1939 trở đi. Đó là bản tính yêu đời, yêu sống của nhân dân lao động đã thắm vào máu thịt, tâm hồn ông. Đó là sức mạnh tinh thần của một con người bao giờ cũng song hết mình với cuộc song, với mọi người, mọi việc xung quanh. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, hoài nghi là cái gì hết sức xa lạ đối với Nguyên Hồng” (Trích Thương tiếc nhà vãn Nguyên Hồng- Nguyễn Đăng Mạnh)
Câu 5. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? Nêu chủ đề văn bản.
Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chính là gì?
Đáp án
Câu 1. Nội dung chính của đoạn thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của tiếng Việt, bày tỏ niềm tự hào về tiếng nói của dân tộc.
Xem thêm : Đề đọc hiểu Chí phèo của Nam Cao
Câu 2. Câu thơ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh sử dụng từ láy “ríu rít” có giá trị biểu đạt cao. Câu thơ gợi ra âm sắc phong phú của tiếng Việt với những thanh điệu phong phú, những từ tượng thanh có sức gợi tả sống động.
Câu 3.
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Trong câu thơ trên, Lưu Quang Vũ sử dụng liên tiếp biện pháp so sánh để ca ngợi tiếng Việt mộc mạc, gần gũi (như đất cày), nhưng lại mượt mà, tinh tế, uyển chuyển và vô cùng quý giá.
Câu 4. Qua đoạn thơ trên, nhà thơ đã gửi gắm tình yêu và niềm tự hào của mình về tiếng nói của dân tộc.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận. Chủ đề: lí giải về màu sắc lạc quan trong văn chương Nguyên Hồng.
Câu 6. Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn là phép lặp (Đó là)
…………………………………………………………………
Đọc hiểu tiếng việt Lưu Quang Vũ – Đề số 4
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”
Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa – Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”
Câu 3: Đặc sắc nào của tiếng Việt được tác giả nhắc đến trong hai khổ thơ in đậm của văn bản.
Câu 4: Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt?
Đáp án
Câu 1: Nội dung chính của đoạn thơ là: tình cảm yêu quý, trân trọng tiếng mẹ đẻ của Lưu Quang Vũ.
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa – Óng tre ngà và mềm mại như tơ.” là: So sánh (tiếng Việt như đất cày, lụa, óng tre ngà, tơ để người đọc cảm nhận đặc trưng của tiếng Việt: mộc mạc, khỏe khoắn, tinh tế và mềm mại, là tiếng nói biểu hiện bản sắc dân tộc.)
Câu 3: Đặc sắc của tiếng Việt là thứ tiếng nhiều thanh điệu, khiến lời nói có giai điệu, gợi hình,gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi.
Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và dùng lập luận giải thích cho quan điểm đó.
– Ví dụ:
+ Yêu và quý trọng tiếng Việt, có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt.
+ Thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
+ Bảo vệ tiếng Việt.
******************
Trên đây là một số đề đọc hiểu bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ mà thcs Hồng Thái đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu