Tra Cứu

Chảy máu mũi – nguyên nhân, xử trí và các điều cần biết

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU MŨI

1. Toàn thân

– Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu…

– Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…

– Bệnh lý mạn tính: Xơ gan, suy thận

– Do dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, dùng Corticoid kéo dài

– Nguyên nhân khác: Suy giảm miễn dịch, ngộ độc, các bệnh lý di truyền

2. Tại chỗ

– Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

– Chấn thương: Ngoáy mũi, va đập, tai nạn, sau phẫu thuật mũi xoang…

– Do khối U: U mao mạch, U hốc mũi, Ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm…

– Do dị vật: Thường gặp ở trẻ em, để lâu dẫn đến viêm loét hoại tử…

– Giải phẫu bất thường: dị dạng mạch máu, phình mạch…

– Nhiễm độc: Hít phải các hóa chất độc hại như acid, kim loại nặng…

3. Chảy máu mũi vô căn: không do các nguyên nhân kể trên.

* Khi gặp chảy máu mũi thì nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới đi tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng chảy máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị cũng như kinh nghiệm xử trí chảy máu từ các biện pháp cơ bản như:

– Nhét meche: gồm nhét meche mũi trước đối với những trường hợp chảy máu nhẹ và vừa

Nhét meche mũi sau với các trường hợp chảy máu nặng

– Đặt bóng kép

– Đốt cầm máu bằng Bipolar đối với các trường hợp chảy máu nhẹ và vừa và tiến hành dưới quan sát qua nội soi khi xác định được nguồn chảy máu.

Đối với các trường hợp chảy máu nặng, kéo dài và phức tạp, chúng tôi có những kỹ thuật chuyên sâu như: đốt động mạch bướm khẩu cái dưới nội soi hay can thiệt nút mạch đối với những trường hợp chảy máu nặng khó cầm. Đây là những kỹ thuật chuyên sâu không phải tuyến bệnh viện nào cũng làm được.

* CÁCH XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN KHI CHẢY TẠI NHÀ CHƯA ĐẾN ĐƯỢC VIỆN:

1. Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy từ 5 đến 10 phút.

2. Nếu sau đó vẫn chảy tiếp tục ép chặt cánh mũi 2 bên và đến ngay cơ sở y tế gần nhất ( Không được nhét bông hay các dụng cụ khác vào mũi vì các thành phần của bông hay dụng cụ khác có thể làm kích thích chảy máu thêm).

3. Quá trình di chuyển phải có người nhà đi theo để có thể xử trí các tình huống bất thường có thể xảy ra trên quá trình di chuyển đến bệnh viện cũng như quá trình điều trị tại bệnh viện.

Thạc sĩ Đào Trọng Tuấn – Khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện TWQĐ 108

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button