Tra Cứu

Định nghĩa về sự phục tùng (Obedience)

Tại sao con người ta đôi khi lại nghe theo mệnh lệnh của người khác như vậy, thậm chí cả khi họ biết những chuyện đó là sai trái?

Why do people sometimes follow orders, even if it means doing something they know is wrong?

Sự phục tùng là một dạng ảnh hưởng xã hội có liên quan đến thực hiện một hành động dưới sự ra lệnh của một nhân vật nắm quyền. Phục tùng khác với tuân thủ (tức thay đổi hành vi của bản thân do yêu cầu của người khác) và sự thích ứng cho phù hợp (tức thay đổi hành vi của bản thân để hòa nhập với cả nhóm)

Obedience is a form of social influence that involves performing an action under the orders of an authority figure. It differs from compliance (which involves changing your behavior at the request of another person) and conformity (which involves altering your behavior in order to go along with the rest of the group).

Obedience-to-Authority-1
Nguồn: http://ethicsunwrapped.utexas.edu/

Thay vào đó, phục tùng là thay đổi hành vi vì một người nắm quyền nào đó bắt bạn làm như vậy.

Instead, obedience involves altering your behavior because a figure of authority has told you to.

Phục tùng khác Thích ứng như thế nào? How Does Obedience Differ From Conformity?

Phục tùng khác với Thích ứng ở 3 điểm chính:

Obedience differs from conformity in three key ways:

– Phục tùng là phải có một mệnh lệnh; Thích ứng là phải có một yêu cầu.

Obedience involves an order; conformity involves a request.

– Phục tùng là làm theo một mệnh lệnh của một ai đó có địa vị và quyền hạn cao hơn bạn; thích ứng thường diễn ra trong một nhóm những người có địa vị bình đẳng.

Obedience involves following the order of someone with a higher status; conformity usually involves going along with people of equal status.

– Phục tùng dựa trên sức mạnh xã hội; Thích ứng dựa trên nhu cầu được xã hội chấp nhận.

Obedience relies on social power; conformity relies on the need to be socially accepted.

Thí nghiệm của Milgram về sự phục tùng. Milgram’s Obedience Experiments

Trong suốt những năm 1950, nhà tâm lý học Stanley Milgram đã bị cuốn hút bởi thí nghiệm về sự thích ứng do Solomon Ash thực hiện. Công trình của Ash mô tả rằng con người dễ bị chế ngự để thích ứng với áp lực nhóm, nhưng Milgram muốn xem xem mức độ sẵn lòng của con người trong trường hợp đó đến đâu.

During the 1950s, a psychologist Stanley Milgram became intrigued with the conformity experiments performed by Solomon Asch. Asch’s work had demonstrated that people could easily be swayed to conform to group pressure, but Milgram wanted to see just how far people would be willing to go.

Phiên xét xử Adolf Eichmann, người đã lên kế hoạch và đốc thúc vụ trục xuất hàng loạt người Do Thái trong suốt Thế Chiến thứ II, đã nhen nhóm sự quan tâm của Milgram cho chù đề về phục tùng.

The trial of Adolf Eichmann, who had planned and managed the mass deportation of Jews during World War II, helped spark Milgram’s interest in the topic of obedience.

Trong suốt phiên xét xử, Eichman cho rằng ông này chỉ đơn giản là nghe theo mệnh lệnh và bản thân ông không cảm thấy tội lỗi vì cuộc giết người hàng loạt vì ông chỉ làm theo những gì cấp trên yêu cầu và ông không đóng vai trò gì trong quyết định triệt hạ tù nhân.

Throughout the trial, Eichmann suggested that he was simply following orders and that he felt no guilt for his role in the mass murders because he had only been doing what his superiors requested and that he had played no role in the decision to exterminate the captives.

Milgram bắt đầu khám phá câu hỏi “Không lẽ người Đức có khác biệt với dân tộc khác?”, nhưng rồi nhanh chóng phát hiện ra rằng đa phần mọi người trong chúng ta đều phục tùng người cầm quyền một cách đáng ngạc nhiên.

Milgram had set out to explore the question “are Germans different?,” but he soon discovered that the majority of people are surprisingly obedient to authority.

Sau khi những nỗi kinh hoàng từ cuộc thảm sát Holocaust qua đi, một số người như Eichmann, biện giải cho việc tham gia vào hoạt đồng tàn ác này rằng họ chỉ làm những gì người khác ra lệnh họ làm. Milgram muốn biết – liệu có phải thực sự con người ta sẽ gây hại cho người khác nếu họ bị ra lệnh bởi một nhân vật nắm quyền? Áp lực phục tùng của họ mạnh mẽ tới đâu?

After the horrors of the Holocaust, some people, such as Eichmann, explained their participation in the atrocities by suggesting that they were just doing as they were commanded. Milgram wanted to know – would people really harm another person if they were ordered to by an authority figure? Just how powerful is the pressure to obey?

Trong nghiên cứu của mình, Milgram đã xếp tham dự viên vào một căn phòng và chỉ dẫn họ thực hiện sốc điện lên một người “học viên” ở một căn phòng khác. Tham dự viên sẽ không hề hay biết rằng người bị sốc điện cũng là một thành viên của nhóm nghiên cứu và giả vờ biểu hiện các triệu chứng do sốc điện gây ra. Điều đáng ngạc nhiên, Milgram đã phát hiện ra có tới 65% tham dự viên sẵn sàng đẩy điện năng lên mức cao nhất khi người thực hiện thí nghiệm đưa ra mệnh lệnh.

Milgram’s studies involved placing participants in a room and directing them to deliver electrical shocks to a “learner” located in another room. Unbeknownst to the participant, the person supposedly receiving the shocks was actually in on the experiment and was merely acting out responses to imaginary shocks. Surprisingly, Milgram found that 65 percent of participants were willing to deliver the maximum level of shocks on the orders of the experimenter.

milgram-experiment-photo
Millgram Experiment participant. Nguồn: The Other Sociologist

Thí nghiệm nhà tù của Zimbardo. Zimbardo’s Prison Experiment

Các thí nghiệm gây tranh trãi của Milgram đã thu hút sự chú ý lớn nhằm vào sự phục tùng trong tâm lý học. Trong suốt những năm 1970, nhà tâm lý học xã hội Philip Zimbardo thực hiện nghiên cứu khám phá về các tù nhân và đời sống trong các trại giam. Ông thiết lập một nhà tù giả định ở tầng hầng Khoa Tâm lý học của Đại học Standford và chỉ định tham dự viên sắm vai hoặc là tù nhân hoặc người canh gác, bản thân Zimbardo cũng đóng người quản ngục.

Milgram’s controversial experiments generated a great deal of interest in the psychology of obedience. During the early 1970s, social psychologist Philip Zimbardo staged an exploration into the study of prisoners and prison life. He set up a mock prison in the basement of the Stanford University psychology department and assigned his participants to play the roles of either prisoners or guards, with Zimbardo himself acting as the prison warden.

Nghiên cứu buộc phải đình chỉ sau chỉ 6 ngày mặc dù theo kế hoạch ban đầu là 2 tuần. Tại sao các nhà nghiên cứu lại ngưng sớm như vậy? Vì các tham dự viên đã quá nhập tâm vào nhân vật họ đóng, người canh gác thì sử dụng quyền hạn là người canh ngục của mình để khiến tù nhân phục tùng. Trong một số trường hợp, người canh gác thậm chí còn lạm dụng tinh thần, quấy rối, và hành hạ thể xác của tù nhân. Những kết quả của Thí nghiệm Nhà Tù Standford thường được sử dụng để mô tả con người ta dễ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các đặc tính của vai trò và tình huống mà họ là một phần trong đó, nhưng Zimbardo cũng cho rằng các yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng quyết định xu hướng phục tùng quyền lực của con người.

The study had to be discontinued after a mere six days even though it was originally slated to last two weeks. Why did the researchers end the experiment so early? Because the participants had become so involved in their roles, with the guards utilizing authoritarian techniques to gain the obedience of the prisoners. In some cases, the guards even subjected the prisoners to psychological abuse, harassment, and physical torture. The results of the Stanford Prison Experiment are often used to demonstrate how easily people are influenced by characteristics of the roles and situations they are cast in, but Zimbardo also suggested that environmental factors play a role in how prone people are to obey authority.

maxresdefault
Stanford Prison Experiment. Nguồn: www.prisonexp.org

Phục tùng trong thực tế. Obedience in Action

Thí nghiệm của Milgram là bước đệm cho nhiều tìm tòi nghiên cứu trong tương lai về sự phục tùng, và chủ đề này đã nhanh chóng trở thành một đề tài nóng hổi trong tâm lý học xã hội. Những chính xác các nhà tâm lý học muốn nói đến điều gì khi nhắc đến sự phục tùng?

Milgram’s experiments set the stage for future investigations into obedience, and the subject quickly became a hot topic within social psychology. But what exactly do psychologists mean when they talk about obedience?

Một số định nghĩa, ví dụ và quan sát: Some definitions, examples, and observations:

“Các nghiên cứu đã được thực hiện với tham dự viên từ nhiều quốc gia, với trẻ em, và với nhiều biến sốđa dạng trong quá trình thực hiện. Kết quả cơ bản mà các nghiên cứu rút ra được: nhiều người sẵn sàng chấp nhận chịu ảnh hưởng từ một nhân vật cầm quyền, thậm chí cả khi nó gây ra những tổn hại tiềm ẩn cho người khác. Một ứng dụng thú vị của nội dung này là mối quan hệ bác sĩ – y tá. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng y tá sẽ làm theo mệnh lệnh của bác sĩ ngay cả khi khả năng cao là hành động đó sẽ có thể gây hại đến bệnh nhân.”

“Studies have been conducted with participants in other countries, with children, and with other procedural variations. The same basic result in consistently obtained: many people readily accept the influence of an authority, even when that means causing potential harm to another person. One interesting application of this concept has been to the nurse-physician relationship. Several studies have shown that nurses will often carry out the orders of a physician even when there is good reason to believe that potential harm could come to the patient.”

(Breckler, Olson, & Wiggins, 2006)

“Nhiều nhà nghiên cứu khác đã thực hiện nghiên cứu và cho ra kết quả tượng tự như Milgram. Học sinh trung học là đối tượng dễ phục tùng theo các mệnh lệnh hơn những nhóm khác. Các nghiên cứu giao thoa văn hóa tại những nền văn tóa tây phương khác cũng đưa ra tỷ lệ phục tùng cao sử dụng quy trình nghiên cứu của Milgram. Không may thay, điều đó chứng minh kết quả nghiên cứu của Milgram không phải là do ăn may.”

“Other researchers have since replicated Milgram’s findings. High school students were found to be even more willing to obey orders. Cross-cultural research in other Western cultures has also yielded high rates of obedience using Milgram’s procedure. Unfortunately, it seems as though Milgram’s results were not flukes.”

(Pastorino & Doyle-Portillo, 2013)

“Sự phục tùng và thích ứng cho phù hợp là đặc trưng của nền văn hóa Mỹ? Không hề. Các thí nghiệm của Ash và Milgram đã được thực hiện đi lại nhiều lần ở nhiều xã hội, nơi kết quả cho ra cũng khá tương tự như ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy hiện tượng phục tùng và thích ứng là mang tính xuyên văn hóa… Nhiều nghiên cứu thậm chí còn cho ra kết quả với tỷ lệ phục tùng cao hơn cả thí nghiệm của Milgram. Ví dụ, tỷ lệ phục tùng là hơn 80% ở những mẫu nghiên cứu thực hiện tại Ý, Đức, Áo, Tây Ban Nha, và Hà Lan.” (Weiten, 2010)

“Are conformity and obedience unique to American culture? By no means. The Asch and Milgram experiments have been repeated in many societies, where they have yielded results roughly similar to those seen in the United States. Thus the phenomena of conformity and obedience seem to transcend culture… Many of the studies have reported even higher obedience rates than those seen in Milgram’s American samples. For example, obedience rates of over 80% have been reported for samples from Italy, Germany, Austria, Spain, and Holland.” (Weiten, 2010)

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-obedience-2795894

Như Trang.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button