Tra Cứu

Tuổi mụ là gì? Cách tính tuổi mụ chuẩn xác không phải ai cũng biết

1. Tuổi mụ và nguồn gốc hình thành tuổi mụ

1.1. Làm rõ khái niệm tuổi mụ là gì?

Hiện nay, trên toàn thế giới có lẽ chỉ Việt Nam và Trung Quốc là các quốc gia mà con người có tới 2 loại tuổi đó là tuổi dương và tuổi âm, hay còn gọi theo cách khác là tuổi mụ và tuổi thực. Khi được hỏi về tuổi thực (tuổi dương) thì hầu hết ai cũng tự tin trả lời được nhưng tuổi mụ là gì thì rất ít người biết.

Cách gọi tuổi mụ được bắt nguồn từ nền văn hoá Trung Quốc, nó có ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn hoá của một số quốc gia khu vực Châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, hàn Quốc và Việt Nam.

Theo quan niệm Phật giáo của người phương Đông, kể từ khi ở trong bụng mẹ với quãng thời gian 9 tháng 10 ngày, thai nhi đã được coi là một sinh linh. Quãng thời gian này khá dài gần bằng 1 năm cho nên người ta coi đó là tuổi đầu tiên của em bé.

Như vậy, tuổi mụ chính là tuổi được tính từ khi thai nhi được hình thành trong bụng mẹ. Ở các nước phương Tây thì người ta chỉ tính tuổi của em bé kể từ thời điểm chào đời. Đây chính là điều khác biệt giữa người Phương Tây và phương Đông khi nói đến tuổi mụ.

Cụ thể hơn, khi em bé phát triển trọn vẹn 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ đã được coi là 1 tuổi, sau đó cứ 1 năm trôi qua thì sẽ tăng thêm 1 tuổi nữa. Trong thời cổ đại, con người hoàn toàn chưa có khái niệm tính tuổi theo ngày sinh, thay vào đó họ chỉ có một cách tính tuổi duy nhất chính là từ tuổi mụ.

Ví dụ: Một người sinh vào ngày 15/15/2000, tính đến thời điểm trước giao thừa năm 2001 thì người đó đã được 1 tuổi. Chỉ cần bước qua khoảnh khắc giao thừa năm đó thì họ sẽ có thêm 1 tuổi nữa.

1.2. Nguồn gốc hình thành tuổi mụ như thế nào?

1.2.1. Quá trình tạo nên tuổi mụ

Khái niệm tuổi mụ là gì có vẻ đơn giản và dễ hiểu, nhưng những người hiểu rõ khái niệm này chưa chắc đã hiểu được nguồn gốc hình thành nên tuổi mụ như thế nào. Để lý giải cho lý do vì sao lại có tuổi mụ, trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình kiến thức về cách tính thiên văn của người Trung Quốc xưa nhé.

Cụ thể, người Trung Quốc xưa thường quan sát Mặt trời vào các thời điểm lặn – mọc, sáng – tối để cho ra khái niệm “Ngày – đêm”. Trong khi khái niệm về “Tháng” lại được nghiên cứu thông qua một chu kỳ tuần hoàn lặn – mọc của Mặt Trăng. Tương tự, khái niệm “năm” chính là được sinh ra khi người ta nhận thấy chu kỳ mùa hè qua và mùa đông đến.

Ở thời điểm hiện tại, con người dùng khái niệm giờ và số giờ cụ thể để tính 1 ngày nhưng người xưa lại sử dụng thuật ngữ địa chi để nhận biết. Theo đó, 1 ngày sẽ có 12 địa chi tương ứng như Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Khi một em bé mới chào đời, họ thường quan tâm tới giờ sinh hơn là ngày tháng chào đời. Đây cũng là lý do khiến cho người xưa không mấy coi trọng ngày sinh nhật như cách mà chúng ta vấn làm hiện nay.

1.2.2. Một số giả thuyết liên quan tới nguồn gốc hình thành tuổi mụ

Người Trung Quốc cổ xưa sẽ quan tâm đặc biệt đến yếu tố sinh thần, cụ thể họ nhớ đến con giáp nhiều hơn là năm sinh cụ thể. Tuy nhiên với cách ghi nhớ này lại tồn tại một số vấn đề, cụ thể như sau:

– Thứ nhất, nếu dùng năm làm đơn vị thì mỗi năm sẽ tương ứng với một con giáp mà không quan tâm tới yếu tố ngày tháng.

– Thứ hai, nếu tính tuổi theo cách này thì một người sinh ra ở thời điểm đầu năm cũng sẽ có chung con giáp với những người sinh ở thời điểm giữa năm và đầu năm.

Hiện nay, có không ít bạn trẻ vì chưa hiểu rõ bản chất tuổi mụ là gì nên đã nảy sinh ra một số quan niệm khác biệt, chúng bao gồm:

– Có người cho rằng, người Trung Quốc cổ đại không có tinh thần khoa học cho nên thích mọi thứ tương đối. Trong đó bao gồm vấn đề tuổi tác cũng không chính xác tuyệt đối.

– Một số khác lại cho rằng việc tính tuổi mụ này là do tâm lý muốn chiếm lợi của những người cổ xưa, vì họ muốn có tuổi cao hơn để thỏa mãn sự vui vẻ của mình.

– Số còn lại thì cho rằng do con người không đồng nhất về cách tính khi một sinh mệnh được hình thành.

Tuy nhiên tất cả những giả thuyết hay nhận định trên đều là suy đoán, thực tế chưa có bất cứ căn cứ nào liên quan vấn đề này được ghi nhận trong lịch sử và khoa học.

2. Thực trạng sử dụng tuổi mụ hiện nay

Hiện nay, việc tính tuổi mụ vẫn được áp dụng rộng rãi ở một số quốc gia theo nền văn hoá phương Đông. Người ta thường dùng tuổi mụ để xem phong thuỷ, xem tử vi, xem tuổi dựng nhà, xem tuổi kết hôn hay làm ngày sinh nhật (tùy từng trường hợp),…

Tuy nhiên, tuổi mụ lại không được sử dụng trong các hoạt động nhận dạng như làm chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, các vấn đề liên quan tới pháp luật bởi nó gây cản trở trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cơ quan chức năng.

3. Tìm hiểu cách tính tuổi mụ chính xác nhất

Có thể bạn đang hiểu rằng mỗi người khi sinh ra đều mặc định được cộng thêm 1 tuổi và người ta gọi đó là tuổi mụ. Thế nhưng thực tế thì chưa hoàn toàn đúng bởi vì do thai nhi phát triển trong bụng mẹ với thời gian hơn 9 tháng nên sẽ được chia thành 2 trường hợp với 2 cách tính tuổi mụ như sau.

3.1. Cách tính 1

Trường hợp thai nhi chào đời vào thời điểm từ tháng 9 đến cuối tháng 12 thì sẽ được tính là trọn vẹn 1 năm, vì vậy em bé này sẽ không được cộng thêm 1 tuổi làm tuổi mụ.

Ví dụ: Một người sinh ra vào tháng 12 năm 2000 thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng họ đã xuất hiện trong bụng mẹ từ khoảng tháng 3 đầu năm, cho nên không cần cộng thêm tuổi mụ.

3.2. Cách tính 2

Những người sinh ra từ tháng 1 đến trước đầu tháng 9, đây là trường hợp thai nhi đã được hình thành trong bụng mẹ từ thời điểm năm trước đó cho nên sẽ được cộng thêm 1 tuổi làm tuổi mụ.

Nghe cũng khá hợp lý đúng không nào? Vậy bạn sinh vào ngày tháng năm nào và có thuộc trường hợp được cộng thêm tuổi mụ hay không? Với những thông tin vừa rồi chắc chắn bạn đã nắm rõ cách tính tuổi mụ cho riêng mình rồi.

Khái niệm tuổi mụ là gì, nguồn gốc hình thành và cách tính tuổi mụ nêu trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về chủ đề này. Hãy cập nhật những thông tin hữu ích về đời sống lẫn công việc hay ho khác với website timviec365.vn bạn nhé.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button